Chào mừng các bạn đến với Dược Liên Thông BQP2011 !.
Cám ơn các bạn đã ghé thăm, ủng hộ và chia sẻ thông tin, bài vở … với chúng tôi.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

12 CÂU HỎI ÔN TẬP TRIẾT

Đây là 12 câu hỏi ôn tập Triết của chị Kim Liên soạn. Chúc các anh chị học tốt, thi tốt nhé.!

Câu 1: Quan điểm về vật chất (của CN M-L)
VC với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển lâu đời, từ thời cổ đại đã diễn ra nhiều sự tranh cãi. Phạm trù VC có quá trình phát triển gắn liền với sự phát triển của thực tiễn và nhận thức của loài người.
Vd: thời cổ đại: cho VC là âm dương là ngũ hành…
Phương tây: VC là nước, lửa, nguyên tử,…
Thời cận đại: VC là KL, ng.tử, tách khỏi không gian thời gian và bất biến
Nhưng từ sự phát triển của KH: phát hiện ra tia X, tia phóng xạ, điện tử, thành phần cấu tạo ng tử, KL điện tử, thuyết tương đối: vận tốc của 1 vật tích gần vận tốc ánh sáng thì không gian cong đi, thời gian chậm lại, KL thay đổi… đã làm cho quan điểm VC trước Mác rơi vào bế tắc, quan điểm duy vật không triệt để: duy vật về mặt tự nhiên, duy tâm về mặt XH.
Chủ nghĩa duy tâm: VC “tiêu tan” bản chất TG phi VC, quan điểm duy vật sai lầm…

Lenin khẳng định: bản chất TG là VC, VC không tiêu tan, sự tiêu tan là giới hạn trong nhận thức của con người về VC.
Lenin kế thừa quan điểm về VC trước Mác, đb là của Mác-Anghen, khái quát các thành tựu của KH đương đại, đưa ra KN KH về VC: “VC là 1 phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Ở ĐN này Lenin phân biệt 3 vấn đề quan trọng:
“VC là 1 phạm trù triết học”, VC là KN rộng nhất chỉ TGVC nói chung. Không đc đồng nhất VC với vật thể nghĩa là: VC tồn tại trừu tượng, vô tận còn vật thể tồn tại cụ thể, cảm tính và hữu hạn
“VC là thực tại khách quan”: VC gồm tất cả những gì tồn tại khách quan (thực tại khách quan) TTKQ là tồn tại độc lập, bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức con người và đó cũng chính là VC.
TTKQ là thuộc tính cơ bản của VC, nó được xem là tiêu chuẩn để phân biệt giữa VC với những cái không phải là VC, cả trong tự nhiên lẫn trong XH
Vd: quạt đang quay, máu huyết đang lưu thong, đèn đang sáng, gió đang thổi… à không làm thay đổi về VC.
“VC đem lại cảm giác cho con người”: tri thức dưới dạng cảm giác. VC có trước và quyết định nội dung ý thức. ý thức chỉ là phản ánh của VC vào bộ não của con người. vd: nóng, lạnh, cứng, mềm
“VC được cảm giác chụp, chép, phản ánh” :con người nhận thức được TGVC bằng giác quan, bằng nhiều PP khác nhau như chụp, chép, phản ánh…
“VC tồn tại không lệ thuộc cảm giác’’ (ý thức): VC là tồn tại KQ, tất cả những gì TTKQ đều là VC, dù con người đã biết hay chưa.
Tóm lại: ĐN VC của Lenin gồm những nội dung cơ bản sau:
VC là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
VC là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người.
Cảm giác, tư duy, ý thức: chỉ là sự phản ánh của VC, VC là cái được ý thức  phản ánh.
Ø      Ý nghĩa của ĐN VC:
Giải quyết trọn vẹn vấn đề cơ bản của triết học là VC có trước, quyết định ý thức và con người nhận thức được TG.
Bác bỏ quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm về VC.
Định hướng cho KH phát triển: phải không ngừng “kéo dài” các giác quan và tìn nhiều phương pháp khác nhau. Vd: phát triển tàu con thoi…
Giúp phân biệt nhân tố VC trong XH, tìm nguyên nhân sâu xa của các biến đổi XH.

Câu 2: Mối quan hệ giữa VC và ý thức. Ý nghĩa PP luận.
VC là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại KQ, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Các phương thức tồn tại của VC: thông qua vận động, tồn tại khách quan thông qua không gian, thời gian.
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo TGKQ vào bộ não con người, là hình ảnh chủ quan về TG khách quan (trí thức về TG bằng hình ảnh qua lăng kính chủ quan) và mang bản chất XH, ảnh hưởng rất lớn bởi đk XH.
Kết cấu ý thức gồm tri thức, tình cảm và ý chí.
-        Tri thức: là toàn bộ hiểu biết về TG, kết quả của quá trình nhận thức và thể hiện dưới dạng ngôn ngữ, là yếu tố căn bản, quyết định của ý thức hay phương thức tồn tại của ý thức bao gôm các loại tri thức như: tự nhiên, XH và con người.
-        Tình cảm: là sự cảm động, rung động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình.
Đó là hình thái đb phản ánh hiện thực, khái quát cảm xúc con người trong các mối quan hệ, biểu hiện qua thái độ yêu, ghét… nó tham gia và có vai trò quan trọng điều chỉnh mọi hoạt động của con người. Kết hợp tình cảm thành niềm tin , nâng cao ý chí hành động và hiện thực hóa ý thức.
Tình cảm bao gồm: tình cảm đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ, chính trị…
-        Ý chí: là trạng thái đb của ý thức, tạo sức mạnh bản thân cá nhân vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích.
Điều khiển, điều chỉnh hành vi hướng đến mục đích.
Kiềm chế, tự chủ, quyết đoán hành động theo tri thức, niềm tin bản thân.
Ø      Mối quan hệ biện chứng giữa VC và YT:
Triết học Mac lenin khẳng định: VC và YT có mối quan hệ biện chứng, trong đó VC quyết định YT và YT có tính độc lập tương đối và tác động trở lại VC thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
VC là nguồn gốc và QĐ YT. 4 yếu tố nguồn gốc của YT đều là VC
-        VC là cái có trước, YT là cái có sau, YT là sự phản ảnh năng động, sáng tạo về TGVC.
-        VC QĐ nội dung của YT: VC thế nào thì YT thế đó, đk VC thay đổi thì YT cũng thay đổi theo
Vd: 1 người chuyên trộm, cướp, hoặc giết người thì ý thức ta cho rằng đó là người xấu. 1 người luôn giúp đỡ mọi người, không tính toán hay vụ lợi thì ý thức ta cho rằng đó là người tốt, không thể nhận xét ngược lại. Khi người xấu thay đổi, cải tạo thành người lương thiện thì đó là người tốt.
-        VC là đk, môi trường để biến ý thức thành hiện thực.
Vd: 1 người mù bẩm sinh họ sẽ không có ý thức về màu sắc
Ý thức tác động trở lại VC và vai trò của con người:
-        Ý thức chỉ tác động tới VC khi biến thành lực lượng VC, tức thông qua hoạt động thực tiễn của con người
-        Ý thức giúp con người có tri thức về TG, xđ mục đích, chiến lược, kế hoạch và PP
-        Sự tác động của ý thức trở lại VC là không tuyệt đối, chỉ mang tính tương đối mà tác động theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực, nếu tri thức, tình cảm đúng,có ý chí và bản lĩnh thì sẽ thúc đẩy XH ptrien và ngược lại.
Vd: BS phải nâng cao trình độ tri thức chuyên môn của mình để phục vụ việc khám chữa bệnh tốt hơn và ngược lại, nếu không có tri thức KH chuyên môn đúng đắn, thì sẽ làm cho việc điều trị bệnh không hiệu quả (chuẩn đoán bênh sai…).
Ø      Ý nghĩa PP luận:
-        Vai trò QĐ của VC là phải tôn trọng nguyên tắc khách quan:
·        Mọi nhận thức và hành động phải xuất phát từ thưc tế khách quan và tuân theo quy luật khách quan.
·        Mọi mục đích, chính sách kế hoạch, biện pháp hoạch định thực tiễn phải dựa trên đk thực tế
·        Phải tìm ra những nhân tố VC, tổ chức thành lực lượng VC để biến đổi hiện thực
·        Phòng chống, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, lấy ý chí áp đặt thực tế, lấy ảo tưởng thay hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược…
-        Vai trò QĐ của ý thức là phải phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan trong việc nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan.
·        Tôn trọng, làm chủ trí thức KH, tiếp cận tri thức KH mới, truyền bá và biến thành niềm tin, ứng dụng vào đời sống
·        Tự giác rèn luyện, xd TG quan, nhân sinh quan KH, tình cảm, bản lĩnh CM để định hướng hành động.
·        Chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức KH, lý luận và bảo thủ, trì trệ, thụ động… trong nhận thức, thực tiễn.
Vd: Đảng ta đã chỉ rõ: mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan.
Ø                  Đối với hoạt động thực tiễn của bản thân: phát huy năng động, sáng tạo của ý thức trong quá trình học tập và công tác; chống bệnh chủ quan duy ý chí, có thái độ tích cực trong học tập, công tác.

Câu 3: nội dung và ý nghĩa PP luận về mối quan hệ phổ biến (nguyên lý về mối quan hệ phổ biến)
Biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các SVHT trong TG, quá trình trong tự nhiên, XH  và tư duy.
Phép biện chứng đã phát triển qua 3 hình thức, 3 trình độ cơ bản: phép biện chứng chất phát thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển và phép biện chứng duy vật của CN M-L.
-        Phép biện chứng chất phát thời cổ đại: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngưng thay đổi, không ngừng phát sinh và tiêu vong.
-        Phép biện chứng duy tâm cổ điển: coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan.
-        Phép biện chứng duy vật của CN M-L: là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của TG quan duy vật KH.
Theo CN M-L thì có 2 nguyên lý của phép biện chứng: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: trong TG không có SVHT nào tồn tại cô lập, tách rời khỏi SVHT khác, mà chúng nằm trong mối liên hệ tác động lẫn nhau, quy định sự tồn tại phát triển của nhau. Tất cả các SVHT đề có mối liên hệ biện chứng.
Vậy thế nào là mối liên hệ? là KN chỉ sự tác động qua lại, ảnh hưởng ràng buộc, chuyển hóa quy định lẫn nhau giữa các yếu tố trong 1 sv và giữa sv với nhau.
Vd: bác sĩ có mối liên hệ với bệnh nhân và mối liên hệ trong quá trình hành nghề.
Cơ sở của mối liên hệ: xuất phát từ tính thống nhất VC của TG, làm cho các sv không thể tồn tại biệt lập, mà tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, thông qua mlh (vận động) mà SVHT biểu lộ sự tồn tại của mình.
Vd: mlh giữa vợ chồng, khi sinh con thì ngoài mlh giữa vợ với chồng xuất hiện thêm mlh giữa mẹ với cha. Như vậy, thông qua mlh huyết thống thì mới có mlh giữa mẹ hoặc cha với con.
Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của mlh.
-        Tính khách quan: mlh là cái vốn có của SVHT, có SVHT là có mlh, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mlh đó trong hoạt động thực tiễn của mình. Vd: là con người thì dĩ nhiên là phải có mlh với ông bà, cha mẹ, anh chị em…
-        Tính phổ biến: bất kỳ SVHT nào cũng có mlh dù ở không gian, thời gian nào, không có sv nào tồn tại ngoài mlh. Vd: không có quốc gia nào mà không có mlh với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống XH vì thế hiện nay trên TG đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa.
-        Tính đa dạng, phong phú của mlh: tính đa dạng nhiều vẽ của TG VC nên mlh phong phú khác nhau. Mặt khác, cũng 1 mlh nhất định của SVHT nhưng trong những đk cụ thể khác nhau, những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của SVHT thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Vd: “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông” khi 2 vợ chồng chưa có con thì họ chưa được gọi là cha mẹ, chỉ khi sinh con rồi thì họ mới trở thành cha mẹ.
Dựa vào tính đa dạng phong phú của mlh mà mỗi SVHT có 1 hoặc nhiều mlh khác nhau, bao gồm những mlh như: bên trong – bên ngoài, cơ bản – không cơ bản, chủ yếu – thứ yếu, quá khứ - hiện tại, trực tiếp – gián tiếp, cái chung – cái riêng, tất nhiên – ngẫu nhiên, tính vật chất – tính tinh thần.
Vd: mỗi cá nhân trong tập thể vừa có mlh bên trong hoặc trực tiếp giữa các cá nhân với nhau, vừa có mlh bên ngoài hoặc gián tiếp giữa các cá nhân với môi trường bên ngoài.
Sự phan chia các cặp mlh chỉ mang tính tương đối, con người phải nắm bắt đúng các mlh đó để tác động phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất cho hoạt động thực tiễn của mình.
Vai trò của mlh: SVHT không quyết định toàn bộ sự vận động, phát triển của mình mà phụ thuộc rất nhiều vào mlh. Mlh góp phần quy định sự tồn tại và phát triển của SVHT trong mlh cụ thể. Là cơ sở lý luận để xây dựng quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể.
Ý nghĩa PP luận:
-        Tuân thủ quan điểm toàn diện: phải nghiên cứu bao quát tất cả các mặt, yếu tố, mlh của sv mà mlh của sv với các svht khác. Kể cả mlh trung gian, tránh quan điểm phiến diện 1 chiều.
Phải xác định vai trò của từng yếu tố mlh, không cào bằng, bình quân các mlh, phải chú trọng mlh bên trong, cơ bản, chủ yếu, hiện tại, trực tiếp và mang tính vật chất.
Vd: khi SX 1 loại thuốc phải nghiên cứu về tất cả các mặt liên quan đến loại thuốc đó như thành phần hoạt chất, tác dụng liều dùng, ảnh hưởng của nhiệt độ, nhu cầu thị trường…
Phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, PP, phương tiện và nguồn lực để hành động đạt mục tiêu.
-        Tuân thủ quan điểm lịch sử cụ thể: vì mlh mang tính đa dạng, riêng biệt và cụ thể, phải đặt svht trong không gian thời gian, đk, hoàn cảnh và mlh cụ thể mà nó đang tồn tại và phát triển, phải xác định rõ yếu tố nào chủ yếu, bên trong, quyết định, cơ bản, lâu dài, trực tiếp… tránh quan điểm đại khái, chung chung.
Vd: mlh giữa con gà và quả trứng như sau:
TH1: con gà đẻ ra quả trứng: con gà có trước và quả trứng có sau.
TH2: quả trứng đem đi ấp thì nở ra chú gà con: quả trứng có trước và con gà có sau.

Câu 4: Nội dung và ý nghĩa của nguyên lý về sự phát triển. Cho VD.
Phép biện chứng dùng để chỉ những mlh, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sv, hiện tượng trong thế giới , quá trình trong tự nhiên, XH và tư duy.
Phép biện chứng phát triển qua 3 hình thức, 3 trình độ cơ bản: phép biện chứng chất phát thời cổ đại (mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, không ngừng phát sinh và tiêu vong), phép biện chứng duy tâm cổ điển (coi biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu “ý niệm tuyệt đối” , coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan) và phép biện chứng duy vật của CN Mác – Lênin (là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của TG quan duy vật khoa học).
Theo CN Mac-Lenin thì có 2 nguyên lý của phép biện chứng: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
v     Nội dung nguyên lý về sự ptriển:
Sự ptriển của svht không đơn giản mà phức tạp như đường xoắn ốc đi lên. Hết 1 chu kỳ sv dường như cái ban đầu nhưng cao hơn, ptriển hơn. Đây là khuynh hướng chung về sự vận động của svht trong TG.
Vd: sự ptriển của 1 quốc gia trải qua nhiều gđ thăng trầm, thịnh vượng, thậm chí thụt lùi, suy tàn, rơi vào khủng hoảng… nhưng là thập niên sau vẫn ptriển cao hơn thập niên trước.
Vậy thế nào là sự phát triển? là khái niêm chỉ quá trình đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, hoàn thiện hơn của svật. Ptriển là trạng thái đb của sự vận động, vận động xđịnh về hướng đi lên, hoàn thiện hơn về chất của svật, là khuynh hướng chung của sv.
Theo quan điểm siêu hình: ptriển là sự tăng hay giảm đơn thuần về lượng và không có sự thay đổi về chất do nguồn gốc bên ngoài của sv.
Theo QĐiểm biện chứng: ptriển là quá trình vận động tiến lên thông qua bước nhảy.
Vd: từ 1loại thuốc có khả năng trị liệu chưa hiệu quả, sau 1TG nghiên cứu thêm bớt đã có tác dụng tốt hơn.
Nguồn gốc của sự ptriển là nguyên nhân tự thân, do đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của svật. Với cách thức ptriển là quá trình tích về lượng làm thay đổi về chất và ngược lại, thông qua khuynh hướng của sự ptriển là quá trình phủ định cái phủ định, làm cái mới thay thế cái cũ.
Các quá trình ptriển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan của sự ptriển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và ptriển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân svht, là qtrình giải quyết mâu thuẫn của svht đó. Vì vậy, ptriển mang thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến: là sự ptriển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, XH và tư duy, trong tất cả mọi svht và trong mọi quá trình, nhưng không phải ở mọi gđ của sv.
Tính đa dang, phong phú của sự ptriển là khuynh hướng chung của mọi svht, song mỗi svht, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có qtrình ptriển không hoàn toàn giống nhau. Svht khác nhau tồn tại trong đk, hoàn cảnh khác nhau nên sự ptriển khác nhau.
Ngoài 3 thuộc tính trên thì sự ptriển còn mang tính kế thừa, giữ lại những yếu tố của cái cũ thích hợp với đk mới, làm cơ sở ra đời, ptriển cái mới.
Tiêu chuẩn của sự ptriển là sự xuất hiện cái mới, cái cao hơn, hoàn thiện hơn cái cũ, với nhiều cách thức ptriển khác nhau, như vô sinh: xuất hiện các chất phức tạp về cấu trúc, trình độ, vận động; hữu sinh: sv ngày càng thích nghi với môi trường sống, khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng cao; XH:sự chinh phục, cải tạo tự nhiên ngày càng cao, sự tiến bộ của các qtrình kinh tế, chính trị, XH, sự thay thế các hình thái kinh tế - XH.
Học dược phát triển tư duy nhận thức về dược học, để có sự phát triển này phải kế thừa cho được tri thức của nhân loại, thông qua các kỳ thi mà thể hiện được khả năng kế thừa tri thức đó
·        Ý nghĩa PP luận:
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận KH để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo TG. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển.
SVHT luôn luôn vận động, khuynh hướng chung là phát triển khi nghiên cứu phải đặt SVHT trong trạng thái động, khuynh hướng chung là phát triển
Vd: trong đời sống không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời, vì vậy hiện tại gia đình họ khó khăn không có ý nghĩa là sau này cũng khó khăn
Phải tìm hiểu xu hướng vận động, quy luật phát triển của nó, phân chia từng giai đoạn phát triển để tác động vào nó, làm nó phát triển theo mục đích của mình.
Để nhậ thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, phù hợp với thuộc tính đa dạng, phong phú, phức tạp của nó cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể là phải kiên tâm và lạc quan. Vì sự phát triển vốn  không đơn giản, mà quanh co, có khi thụt lùi tạm thời. do đó, cần phải sáng suốt nhận ra quy luật vận động, phát triển của SVHT để lạc quan. Không ngừng trao đổi, học hỏi để nhận ra quy luật phát triển và tạo ra sự phát triển.

Câu 5: nội dung và ý nghĩa PP luận của quy luật lượng chất. cho vd
Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
Trong mỗi sự vật, lượng và chất thống nhất với nhau ở 1 mức độ nhất định. Khi lượng thay đổi tới điểm nút, trong đk nhất định dẫn đến chất thay đổi thông qua bước nhảy, làm sv cũ chuyển sang sv mới. đây chính là cách thức phát triển của sự vật trong TG.
Vd: sinh viên trường dược, từ năm 1 đến năm 5 thống nhất ở mức là sinh viên. Lượng tri thức được tích lũy, kế thừa thường xuyên biến đổi, đến khi hoàn thành tất cả các học trình thì đủ đk thực hiện bước nhảy là thi tốt nghiệp, thì chất cũ là sinh viên trở thành chất mới là dược sỹ.
Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu,… vận động, phát triển của sự vật. lượng mang thuộc tính khách quan. Chưa phân biệt sv này với sv khác và có tính tương đối. biểu hiện thông qua quy mô, số lượng, kích thước, màu sắc, cường độ, nhịp điệu, vận động,… của SVHT. SVHT càng phức tạp thì lượng càng phức tạp.
Vd: sinh viên trường dược dĩ nhiên là phải tiếp cận tri thức về dược học (tính khách quan) từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 tuy lượng kiến thức có nhiều hơn và cao hơn nhưng vẫn còn là sinh viên trường dược. đối với phòng đào tạo số lần vắng học của sinh viên là chất, nhưng đối với phòng giáo vụ, lại là lượng (tính tương đối).
Chất là KN chỉ thuộc tính khách quan vốn có của sv, trong đó có sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính của sv làm cho sv là nó, phân biệt nó với cái khác. Biểu hiện thông qua sự thống nhất nhiều thuộc tính của SVHT. (tính chất, đặc điểm, trạng thái, yếu tố…) vốn có, cấu thành SVHT. Phương thức liên kết của sv khác nhau thì chất của sv sẽ khác nhau. Chất mang thuộc tính khách quan, phân biệt sv này với sv khác và có tính tương đối, mỗi SVHT đều có nhiều chất.
Vd: từ chức năng, hình dáng, kích thước mà ta phân biệt được cái bàn, cái ghế từ thành phần là carbon nhưng do có liên kết khác nhau tạo ra chất khác nhau là than đá hay kim cương.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:
Bất kì SVHT nào cũng là 1 thể thống nhất giữa 2 mặt lượng và chất, không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau 1 cách biện chứng. sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của SVHT. Chất và lượng thống nhất với nhau trong sự vật thông qua độ, chất nào lượng ấy và lượng nào biểu hiện chất ấy.
Vd: để trở thành sinh viên trường buộc phải có lượng kiến thức đầu vào nhất định nào đó.
Đó là KN chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi của lượng chưa làm thay đổi cơ bản về chất của SV, SV còn là nó chưa chuyển sang cái khác.
Vd: sinh viên  dược từ năm 1 tới năm 4 tuy lượng kiến thức có khác nhau nhưng chưa tốt nghiệp thì vẫn thống nhất trong 1 độ là sinh viên.
Khi lượng thay đổi đến điểm nút trong đk nhất định làm cho chất thay đổi thông qua bước nhảy. điểm nút là KN chỉ thời điểm mà sự thay đổi về lượng của sv đã làm thay đổi về chất của sv. Bước nhảy là KN chỉ quá trình chuyển hóa về chất của sv, khi lượng biến đổi đến điểm nút, trong đk nhất định gây nên, bước nhảy có thể độc biến – dần dần, toàn bộ - cục bộ, cách mạng – tiến hóa.
Vd: sinh viên dược từ năm 1 đến năm 4, chất và lượng thống nhất trong 1 độ nhất định, khi hoàn thành các học trình là đến điểm nút, trong đk nhà trường tổ chức ngày kỳ thi tốt nghiệp. khi đó mới thực hiện bước nhảy thi tốt nghiệp để trở thành dược sĩ chuyển sang chất mới.
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. chất mới tác động tới lượng của sv trên nhiều phương diện như làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sv.
Vd: về sự ra đời của dược sĩ đại học là kết thúc giai đoạn sinh viên đồng thời cũng là mở đầu cho giai đoạn tiếp theo.
Tóm lại, sự phát triển của bất kì SVHT nào cũng bắt đầu bằng sự tích lũy về lượng trong độ đến điểm nút với đk nhất định để thực hiện bước nhảy về chất.
Ý nghĩa PP luận:
Bất kì SVHT nào cũng có 2 mặt lượng và chất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó muốn có sự phát triển thì:
-        Phải không ngừng tích lũy về lượng chủ động, tự giác, tích cực và không được xem thường từng chút lượng nhỏ mà góp thành bão, tích tiểu thành đại, có những trường hợp tuy nhỏ nhưng lại quan trọng và quyết định.
-        Vd: 1 lỗ thủng nhỏ có thể làm đắm tàu thuyền, “một sự bất tín, vạn sự bất tin”
-        Chính tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn (tư tưởng tả khuynh) nghĩa là khi tích lũy đủ về lượng và đủ thời cơ nhưng không hành động chuyển sang chất mới thì đk thời cơ sẽ mất đi, khó tìm lại do vậy phải hành động như chất mới “cờ đến tay ai người nấy phất”. tuy nhiên đôi khi lượng chưa đủ nhưng thời cơ đã đến và rất thuận lợi thì có thể hành động chuyển sang chất mới.
Vd: CMT8/1945
Phân tích những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để lựa chọn bước nhảy cho phù hợp.
Tác động vào phương thức liên kết của sv theo mục đích của mình, vì phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành chất của sv.
Muốn giữ sự vật không đổi không được thay đổi lượng vượt quá độ.

Câu 6: nội dung và ý nghĩa của quy luật phủ định các phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là quy luật về khuynh hướng cơ bản, phổ biến của mọi vận động, phát triển diễn ra trong các lĩnh vực tự nhiên, XH và tư duy, đó là khuynh hướng vận động phát triển của SVHT thông qua những lần phủ định biện chứng, tạo thành hình thức mang tính chu kỳ “phủ định của phủ định”.
Sự phát triển của sv không đơn giản mà phức tạp được biểu diễn như đường xoắn ốc đi lên. Đó là quá trình phủ định cái phủ định dẫn đến cái mới thay thế cái cũ trên cơ sở cái cũ hết 1 chu kỳ sv dường như cái ban đầu nhưng cao hơn và hoàn thiện hơn.
Vị trí vai trò của quy luật: 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép BCDV cho biết khuynh hướng phát triển của sự vật trong TG.
-        Phủ định: là KN chỉ sự không kế thừa, thay thế, loại bỏ của cái này, sự vật này, trạng thái này bằng cái khác, sự vật khác, trạng thái khác của sv.
-        Cái phủ định: là KN chỉ những cái thay thế cái khác.
-        Cái bị phủ định: là KN chỉ những cái bị cái khác thay thế.
-        Cái phủ định của phủ định: là KN chỉ những cái thay thế cái phủ định.
-        Phủ định siêu hình: là sự phủ định do nguyên nhân bên ngoài, không có tính kế thừa, làm phá hủy, triệt tiêu, xóa bỏ sự tồn tại của sv.
-        Phủ định biện chứng: là sự phủ định tự nhiên do nguyên nhân bên trong và mang tính kế thừa, làm tiền đề ra đời, phát triển sv mới.
Tóm lại nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của SVHT.
Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph Angghen đã viết “…PĐ cái PĐ là gì? Là 1 quy luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có 1 tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy”
Quy luật PĐ của PĐ khái quát tính chu kỳ của sự phát triển: phát triển là 1 chuỗi lần phủ định biện chứng ít nhất 2 lần PĐ trong 1 chu kỳ.
-        ở lần PĐ thứ nhất: tạo ra cái đối lập với cái ban đầu, bước trung gian của quá trình phát triển: A(cái khẳng định)  à B(cái phủ định)
-        ở lần PĐ thứ 2: tạo ra cái mới dường như cái ban đầu nhưng cao hơn và phát triển hơn
B (cái phủ định à A (cái phủ định của PĐ – cái khẳng định)
A (khẳng định) à B (phủ định) à A’ (PĐ của PĐ)
Quá trình PĐ của PĐ khái quát khuynh hướng chung phổ biến của sự phát triển quá trình vận động đi lên nhưng không đơn giản mà phức tạp như đường xoáy ốc đi lên, tính biện chứng của quá trình phát triển: tính kế thừa liên tục, tính lập lại, tính mới cao hơn.
Ý nghĩa PP luận:
-        vì cái mới tiến bộ, tích cực hợp quy luật nhất định để ra đời tồn tại và phát triển
-        cái cũ cái lạc hậu, phản tiến bộ, trái quy luật nhất định sẽ bị đào thải. do vậy phải kiên định mục tiêu lý tưởng vào cái mới tiến bộ, tích cực, hợp quy luật.
-        vì phát triển vốn phức tạp nên phải tìm ra quy luật của sự phát triển để kiên định hành động đạt mục tiêu đề ra.
-        Vì nhân tố bên trong năng lực nội tại quyết định sự phát triển của sv. Do vậy phải tìm ra nó dựa vào nó không ỷ lại vào yếu tố bên ngoài.
-        Vì không kế thừa sẽ không có phát triển nên phải tích cực thực hiện hoạt động kế thừa chọn nội dung PP kế thừa thích hợp và tránh phủ nhận sạch trơn.

Câu 7: Cái riêng và cái chung
Phạm trù cái riêng dùng để chỉ 1 sv, 1 ht, 1 qt nhất định; phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yểu tố, những qh,… tồn tại phổ biến ở nhiều svht.
Ví dụ, mỗi người có 1 cái tên riêng ( cái riêng) nhưng trong mỗi người đều có 2 mặt tốt và xấu ( cái chung).
Trong mỗi sv, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là những đặc tính, những tính chất,… chỉ tồn tại ở 1 sv, 1 ht nào đó mà không lặp lại ở các svht khác. Ví dụ, số CMND hay dấu vân tay,…
Theo QĐiểm DVBC cho rằng cái riêng, cái chung, cái đơn nhất tồn tại kq. Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng, tức mỗi svht, qt cụ thể không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng. Cái riêng chỉ tồn tại trong mqh với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
Ví dụ, mỗi người trong lớp là cái riêng nhưng đều là sinh viên – cái chung, không có từng người trong lớp thì đặc tính sinh viên không tồn tại.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung vì ngoài những điểm chung cái riêng còn có cái đơn nhất.
Ví dụ, SG là cái riêng, chứa những yếu tố thuộc cái đơn nhất, như khi nói đến Củ Chi, chùa Vĩnh Nghiêm,… là nói đến SG.
Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc , bản chất hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính, những mlh bản chất, ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
Ví dụ, quy luật “sinh-lão-bệnh-tử” là cái chung mà không bất cứ ai thoát khỏi.
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau trong những đk nhất định. Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của qt cái mới ra đời thay thế cái cũ. Sự chuyển hóa của cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của qt cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
Ví dụ, nét độc đáo của 1 căn nhà không căn nhà nào có là cái đơn nhất, nhưng sau đó được áp dụng cho nhiều căn nhà thì cái đơn nhất đó trở thành cái chung và kiến trúc mới ra đời thay thế kiến trúc cổ, xưa cũ, sau 1 thời gian thì kiến trúc mới này trở nên cổ xưa lại trở thành cái đơn nhất.
Ý nghĩa PPL
Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng, muốn tìm cái chung của sv phải xuất phát từ cái riêng, từ svht riêng lẻ.
Ví dụ, muốn tìm 1 loại hoạt chất trị tiểu đường (cái chung) từ dược liệu phải nghiên cứu nhiều loại dược liệu khác nhau (cái riêng).
Cái chung sâu sắc, bản chất, quy luật của sv, nhận thức phải tìm ra cái chung và trong thực tiễn phải sử dụng cái chung để định hướng, cải tạo cái riêng mang lại hiệu quả.
Ví dụ, từ cái chung là tìm được hoạt chất trị bệnh tiểu đường, thay vì nhập khẩu thuốc để đáp ứng cho điều trị thì cũng có thể triển khai SX trong nước để mang lại hiệu quả kt hơn.
Cái riêng đa dạng, riêng biệt nên khi áp dụng cái chung vào cái riêng phải linh hoạt, mềm dẻo, phải căn cứ đk, hoàn cảnh của cái riêng “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tránh dập khuôn, giáo điều.
VD, để trở thành Dược sĩ (cái chung) có thể bằng nhiều cách thức khác nhau như học chính quy or chuyên tu (cái riêng).
Cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung và ngược lại nên khi cái đơn nhất là cái mới thích hợp với đk mới, có lợi phải tạo đk để nó thành cái chung, phổ biến. Ngược lại, cái chung lỗi thời, lạc hậu, có hại phải hạn chế nó, làm nó trở thành cái đơn nhất.
VD, trong lớp, có 1 sv vượt khó học giỏi – cái đơn nhất thì phải dần dần phổ biến cho nhiều sv để trở thành cái chung, ngược lại tính lười biếng, học lệch của nhiều sv – cái chung thì phải dần dần hạn chế để trở thành cái đơn nhất của 1 or số ít sv.

Câu 8: Nguyên nhân và kết quả
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1sv, 1ht or giữa các svht với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tđộng giữa các mặt, các yếu tố trong 1sv, 1ht or giữa các svht.
Vd, CMVS là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp của….
Nhưng cần phải phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện.
Nguyên cớ là nguyên nhân chỉ có trong XH do con người tạo ra.
VD, sự kiện 11/9 là nguyên cớ để Mỹ cho là bị khủng bố đã phát động chiến tranh chống khủng bố thực hiện mục đích riêng của mình.
Điều kiện là những svht gắn liền với nguyên nhân, tđộng, hỗ trợ nguyên nhân phát huy tác dụng tạo ra kết quả.
Vd, từ nguyên nhân là hạt lúa để tạo ra được kết quả là nảy mầm thì cần phải có sự tđộng của nhiều yếu tô đk thuận lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…
Mqh giữa nguyên nhân và kết quả là mqh mang thuộc tính kq, mỗi sv vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.
Vd, bản thân ta vừa là kết quả của cha mẹ, vừa là nguyên nhân sinh ra con ta.
Bao hàm tính phổ biến, tính tất yếu, không có nguyên nhân nào không dẫn đến kết quả nhất định và ngược lại, không có kết quả nào mà không có nguyên nhân, nguyên nhân giống nhau trong đk giống nhau sẽ gây ra kết quả tương ứng.
Vd, một nhóm bạn học lực như nhau, cùng TGian học, cùng học nhóm với nhau, cùng thi 1 lúc thì điểm bài thi tương đương nhau.
Mqh bc giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân trong 1 mqh nhẩt định tạo thành mqh nhân quả, tuy nhiên không phải sự tiếp nối nào theo TGian cũng là mqh nhân quả, chi khi có sv sản sinh ra nhau mới là qh nhân quả.
Vd, hiện tượng đêm và ngày không phải là mqh nhân quả.
Mqh nhân quả có tính phức tạp, mỗi nguyên nhân có thể sinh ra 1 or nhiều kết quả và 1 kết quả có thể do 1 or nhiều nguyên nhân tạo ra.
Vd, 2 vợ chồng ly hôn có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau như con cái bị mất mác tình cảm, không tôn trọng cha mẹ, không được giáo dục tốt,… hay việc thi rớt 1 môn học nào đó cũng có thể do nhiều nguyên nhân như không có TGian học bài, không hiểu bài, không nghiên cứu kỹ lưỡng bài học,…
Sự tđộng của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành 1 kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả. Nếu nhiều nguyên nhân tđộng cùng chiều làm kết quả hình thành nhanh chóng, nếu các nguyên nhân tđộng ngược chiều làm chậm xuất hiện kết quả or làm biến đổi kết quả.
Vd, việc học đại học có nhiều nguyên nhân tác động, chi phối bên trong lẫn bên ngoài, nếu sự tác động cùng chiều, thuận lợi thì tốt nghiệp đúng thời hạn.
Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân theo 2 hướng tích cực thì thúc đẩy, ngược lại tiêu cực thì kìm hãm nguyên nhân hđ.
Vd, kết quả thi rớt or sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, không học bài được or thúc đẩy ta tìm cách phấn đấu, ra sức học tập nhiều hơn để đạt kết quả tốt hơn.
Trong sự vđộng của TGVC, không có nguyên nhân đầu tiên và không có kết quả cuối cùng. Nguyên nhân và kq có thể chuyển hóa lẫn nhau trong mqh nhất định, tạo thành chuỗi nhân quả bất tận không điểm khởi đầu không điểm kết thúc.
Vd, con gà à quả trứng à con gà à… là chuỗi nguyên nhân – kết quả bất tận, không có nguyên nhân đầu tiên và không có kq cuối cùng.
Ý nghĩa PPL
Mỗi sv tồn tại đều có nguyên nhân, muốn hiểu về sv phải tìm nguyên nhân tồn tại phát triển của nó.
Nguyên nhân và kết quả tồn tại kq, nên tìm nguyên nhân phải tìm trong hiện thực kq.
Nguyên nhân có trước kết quả, muốn tìm kq phải tìm trong những mqh, đk xảy ra trước khi sv đó xuất hiện.
Một kết quả có nhiều nguyên nhân sinh ra và ngược lại, phải tìm ra nguyên nhân cơ bản, bên trong, chủ yếu… và xác định chiều hướng của nguyên nhân để tđộng vào nguyên nhân tạo ra kq như ý.
Vd, muốn trở thành 1 DS xuất sắc khi tốt nghiệp, cốt lõi là phải tìm tòi, nghiên cứu, phát huy kiến thức về Dược học, phải tìm ra cốt lõi đó để tác động vào nó mà phát triển.
Kq có tđộng lại nguyên nhân, phải sử dụng tối ưu kq đạt được để thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng tích cực nhằm đạt mục đích.

Câu 9: Bản chất và hiện tượng
Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mlh tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của svht đó. Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mlh đó trong những đk xác định, là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
Vd: trong y khoa, việc khám chữa bệnh mục đích là tìm ra bản chất của bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đó là hiện tượng.
Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất, vì bản chất là cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là bản chất.
Vd: giới trẻ hiện nay rất thích model, bồng bột, sôi nổi… nhưng đó không phải là bản chất.
Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng đều không tồn tại kq, là 2 mặt vừa thống nhất vừa đối lập với nhau.
Sự thống nhất giữa bản chất & hiện tượng. bản chất luông bộc lộ ra qua hiện tượng, hiện tượng nào cũng biểu hiện của bản chất nhất định. Bản chất & hiện tượng căn bản phù hợp với nhau, bản chất bộc lộ qua hiện tượng tương ứng, bản chất nào hiện tượng ấy, bản chất thay đổi, mất đi thì hiện tượng cũng thay đổi mất đi, bản chất mới thì hiện tượng mới, không có hiện tượng nào không phải là sự biểu hiện của 1 bản chất nhất định.
Vd: bệnh viêm nhiễm sẽ bộc lộ những triệu chứng như sung, nóng, đỏ, đau…, bệnh cảm cúm thì biểu hiện đau họng, hắc hơi, sổ mũi…
Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng là sự đối lập giữa cái bên trong và bên ngoài, giữa cái ổn định và cái thường xuyên thay đổi được thể hiện ở chỗ bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sv, ht phản ánh cái riêng, cái cá biệt. bản chất là cái bên trong, sâu sắc, ht là cái bên ngoài nhưng phong phú. Bản chất biểu hiện ra nhiều ht tùy theo sự thay đổi của đk, hoàn cảnh. Mỗi ht chỉ bộc lộ 1 mặt của bản chất, có khi ht bộc lộ bản chất đã thay đổi, bộc lộ sai, xuyên tạc bản chất. bản chất tương đối ổn định, ít biến đổi, ht thường xuyên biến đổi.
Vd: bản chất người VN là tốt, là lương thiện, thích hòa đồng nhưng vì hoàn cảnh đất nước bị xâm lược nên buộc phải đứng lên cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù.
Ý nghĩa PP luận
Muốn nhận thức đúng sv, ht thì không dừng lại ở ht bên ngoài mà đi vào bản chất của sv. Vd: tìm hiểu bản chất 1 căn bệnh phải nghiên cứu những nguyên nhân hình thành bệnh.
Muốn nhận thức được bản chất của sv, phải xuất phát từ những svht, quá trình thực tế. Vd: muốn biết bản chất căn bệnh cảm cúm thì phải chủ động tìm hiểu, thăm khám người mắc bệnh cảm cúm.
Nhận thức bản chất không dừng lại ở nghiên cứu 1 vài ht mà phải nghiên cứu nhiều hay tất cả ht vốn có của sv nhất là những ht điển hình và sự thay đổi của ht. vd: khi nghiên cứu 1 căn bệnh phải nghiên cứu trên nhiều đối tượng, nhiều triệu chứng rồi rút ra triệu chứng điển hình.
Có các ht thường xuyên tạc hay che dấu cái bản chất nên trong nhận thức hay trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào bản chất đã xác định, phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện tượng mà chỉ dựa trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các hiện tượng của sv. Vd: trong căn bệnh viêm họng có hiện tượng ho khi điều trị hết ho nhưng chưa hết bệnh, do đó phải tìm nguyên nhân gây ra viêm họng để điều trị.

Câu 10: Vai trò của SXVC và quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và sự vận dụng quy luật này của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay?
1.      Khái niệm:
a.      LLSX: là MQH giữa con người và TN trong quá trình SX, thể hiện năng lực thực tiễn, cải biến TN của con người là nội dung VC kỹ thuật của PTSX. LLSX gồm có:
* Người lao động: là chủ thể của quá trình SX.
* TLSX:
-        Đối tượng lao động: có sẵn trong tự nhiên hoặc đã qua chế biến.
-        TLLĐ: công cụ lao động và phương tiện lao động
Mối quan hệ các yếu tố LLSX:
-        Người LĐ là chủ thể quyết định, CCLĐ cực kỳ quan trọng.
-        Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò to lớn, là LLSX trực tiếp, quyết định sự phát triển XH.
-        Trong quá trình SX, con người muốn bỏ ít sức LĐ, muốn thu nhiều công cụ VC nên buộc không ngừng cải tiến TLSX đặc biệt là CCLĐ, do đó LLSX mang tính động CM.
b.      QHSX: là MQH giữa con người và con người trong quá trình SX, là hình thức KTXH của PTSX.
Kết cấu:
-        Quan hệ sở hữu TLSX à ai có hay không có TLSX?
          Quan hệ sở hữu công à chế độ công hữu
          Quan hệ sở hữu tư à chế độ tư hữu
-        QH tổ chức, quản lý lao động à ai có quyền lực?
-        QH phân phối sản phẩm à ai có quyền lợi?
QHSX TLSX quy định, ai có TLSX thì người đó có quyền tổ chức quản lý và phân phổi sản phẩm. Giai cấp nào nắm TLSX thì GC ấy thống trị XH. Người có TLSX không muốn chuyển TLSX cho người khác? à QHSX mang tính tĩnh, bảo thủ, chậm biến đổi.
Tóm lại:
-        Trong 1 PTSX nhất định, LLSX & QHSX là 2 mặt đối lập, LLSX động CM, QHSX tĩnh, chậm biến đổi tạo thành mâu thuẫn BC.
-        Theo quy luật KQ, LLSX phát triển đến mức độ nhất định, QHSX phải thay đổi, PTSX mới ra đời nên SXXH, XH loài người phát triển lên 1 bước mới.
       Trình độ LLSX
-        Trình độ của TLSX, đặc biệt là CCLĐ, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng LĐ, trình độ SH TLSX, tổ chức quản lý, PPSP, ứng dụng KHKT… trình độ chinh phục cải tạo tự nhiên.
-        Tính chất của quá trình SX: tính cá nhân hoặc tính XH, XH hóa trong quá trình SX, trong sở hữu TLSX, TCQL & PPSP.
-        MQH giữa LLSX & QHSX:
-        LLSX & QHSX tồn tại trong mối quan hệ thống nhất BC theo nguyên tắc: QHSX phù hợp với trình độ phát triển của các LLSX.
       LLSX & QHSX thống nhất:
-        LLSX & QHSX là 2 mặt cơ bản của PTSX: thống nhất, quy định, tất yếu và phổ biến trong mọi PTSX.
-        Tương ứng với trình độ LLSX nhất định, đòi hỏi QHSX phải phù hợp cả 3 mặt: SH TLSX, TCQL & PPSP.
-        Trong 1 hình thức kinh tế - XH (QHSX) phù hợp, LLSX được duy trì khai thác & phát triển.
       QHSX phù hợp
-        QHSX không lạc hậu hơn hoặc vượt trước giả tạo so với LLSX à tạo đk tối ưu cho người lao động kết hợp với TLSX tạo hiệu quả kinh tế cao nhất.
-        QHSX phải phù hợp những tác động đến LLSX
-        QHSX quyết định mục đích SX tác động đến quyền, lợi ích, trình độ, việc cải tiến TLSX, áp dụng KHKT, tăng năng suất lao động của người LĐ.
-        Tác động tích cực: QHSX phù hợp với trình độ, nhu cầu khách quan của sự vận động, phương thức của LLSX sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.
-        Tác động tiêu cực: QHSX không phù hợp sẽ kiềm hãm LLSX phát triển nhưng chỉ tạm thời, sớm muộn sẽ bị thay thế bằng QHSX mới phù hợp, khi đó bắt đầu 1 thời đại cách mạng.
-        LLSX và QHSX đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
-        QHSX ổn định đến một mức độ sẽ không còn phù hợp do tính động cách mạng của LLSX
-        QHSX từ chỗ là hình thức phù hợp, cần thiết, trở thành “xiềng xích” kiềm hãm LLSX, tạo mâu thuẫn gây gắt trong LLSX.
-        Yêu cầu thiết lập QHSX mới phù hợp LLSX. CM XH là cách thức thay thế triệt để QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp, thúc đẩy SX phát triển
Kết luận:
-        LLSX và QHSX thống nhất đối lập, xung đột, yêu cầu khách quan giải quyết mâu thuẫn theo nguyên tắc QHSX phải phù hợp LLSX.
-        Quy định quá trình phát triển SX XH vựa tiệm tiến, tuần tự, vừa nhảy vọt, kế thừa và phát triển với trình độ ngày càng cao.
-        Quy luật cơ bản nhất tạo ra nguồn gốc, động lực vận động, phát triển XH
-        Cơ sơ KH giải thích nguồn gốc sâu xa toàn bộ các hiện tượng, quá trình LLSX
VD: kinh tế là nền móng của chính trị. Hiện nay kinh tế đang thay đổi, khủng hoảng kinh tế dẫn đến thảm hại về chính trị đang diễn ra giữa các quốc gia
2.      VN đã vận dụng quy luật này trong tiến trình xây dựng CNXH:
-        Trước 1986 VN chưa có sự phù hợp giữa QHSX với LLSX, QHSX tiên tiến giả tạo đi trước 1 bước so với LLSX
-        Sau 1986 VN tiến hành đổi mới, bước đầu xây dựng QHSX phù hợp với LLSX, thể hiện ở việc thực hiện nhiều thành phần kinh tế, duy trì nhiều kiểu QHSX tương ứng với nhiều trình độ khác của LLSX.
-        Để phát triển LLSX, đầu tư trước hết cho người LĐ, CCLĐ, và hoàn thiện kiến trúc thượng tầng để nó tác động tích cực đến QHXH và LLSX.
è Đây là PP luận chung nhất, không thay thế các PP đặc thù trong nghiên cứu từng lĩnh vực của đời sống XH.

Câu 11: Tại sao nói sự phát triển (thay thế) của các hình thái KT-XH từ thấp đến cao là 1 quá trình lịch sử - tự nhiên và giá trị KH của việc nghiên cứu học thuyết của hình thái KT-XH?
-        Sự phát triển của các hình thái KH-XH từ thấp đến cao là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Hình thái KT-XH là 1 phạm trù của CNDVLS, chỉ 1 XH trọn vẹn trong những gđ ls nhất định với 1 kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó, phù hợp với trình độ nhất định của LLSX và 1 kiến trúc thượng tầng tương ứng, được xd trên QHSX ấy.
Việc nghiên cứu về cấu trúc cơ bản của XH, cho phép phân tích đời sống hết sức phức tạp để chỉ ra những mối qh biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bản của nó, chỉ ra quy luật vận động và phát triển của nó như 1 qt lịch sử - tự nhiên.
Nguồn gốc vận động, ptrien của các hình thái KT-XH,  đó là sự ptrien không ngừng của LLSX dẫn đến QHSX thay đổi kéo theo cơ sở hạ tầng thay đổi, từ đó kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi, tất cả các yếu tố của 1 hình thái KT-XH thay đổi làm cho XH loài người phtrien lên 1 bước mới.
Sự thay thế các hình thái KT-XH không phụ thuộc vào ý chí cá nhân, đảng phái, giai cấp cầm quyền hay ll siêu nhiên mà do các qlkq QĐịnh quan trọng nhất là ql về sự phù hợp giữa LLSX và QHSX, ql về sự QĐ của cơ sơ hạ tầng với kiến trúc thượng tầng và những quy luật XH khác…
Như vậy, sự vận động và ptrien của các hình thái KT-XH từ thấp đến cao là 1 quá trình lịch sử - tự nhiên. Quy luật chung của nhân loại đi từ thấp đến cao, bao hàm cả sự bỏ qua 1 vài hình thái KT-XH trong những đk nhất định.
-        Giá trị KH của việc nghiên cứu học thuyết của hình thái KH-XH.
Trước Mác, CNDT giữ vai trò thống trị trong KHXH. Với sự ra đời của CNDVLS, trong đó hạt nhân của nó là lý luận hình thái KT-XH đã cung cấp 1 PPl thực sự KH trong nghiên cứu về lĩnh vực XH, đem lại nhiều giá trị KH. Là cuộc CM trong quan niệm về lich sử XH, khắc phục QĐiểm DT về đời sống XH.
Theo lý luận hình thái KT-XH, SXVC là cơ sở của đời sống XH, ptSX QĐịnh các mặt của đời sống như trình độ phát triển của nền SX, trình độ phtrien của đời sống XH và lịch sử nói chung,… Vì vậy, nghiên cứu về đời sống XH phải căn cứ vào ptSX, không được xuất phát từ ý thức, tư tưởng or từ ý chí chủ quan của mình, mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền SXXH, đặc biệt là từ trình độ phtrien của ptSX của XH với cốt lõi của nó là trình độ phát triển  của LLSX hiện thực.
Bên cạnh đó, QHSX là mqh cơ bản, QĐ QHXH, là tiêu chuẩn phân biệt chế độ XH nên khi nghiên cứu về XH phải chú trọng nghiên cứu QHSX.
Ngoài ra, sự phtrien của các hình thái KT-XH là 1 qt lịch sử - tự nhiên do đó, nghiên cứu về XH phải nghiên cứu những qlkq vốn có của nó.
Để phtrien LLSX, đầu tư trước hết cho người lđ, công cụ lđ, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng để nó tác động tích cực đến QHSX, LLSX.
Những giá trị KH trên đây của lý luận hình thái KT-XH là cơ sở cho đường lối cách mạng của các Đảng cs cải tạo XH cũ, xd XH mới – XH CSCN.

Câu 12: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người (Bản chất con người hay QĐiểm CN Mác)
1.      Triết học trước Mác
Triết học Phương Đông: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo
Triết học Phương Tây: con người là 1 thực thể tự nhiên
-        Thiên chúa: con người là…của Thượng đế.
-        Phục hưng cận đại: con người là thực thể
-        Triết học cận đại: con người là sản phẩm của giới tự nhiên
-        Hy lạp cổ: con người là tiêu vũ trụ
Kết luận:
Triết học trước Mác xem con người là khái niệm trừu tượng, tuyệt đối hóa mặt tinh thần or mặt sinh học, không thấy mặt XH, thực tiễn của con người.
2.      Quan điểm triết học Mác: con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và XH
a.      Thực thể sinh học (phần con)
-        Con người là sp của TN, kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của TN.
-        Con người là sinh vật, động vật, động vật cao cấp nhất
è    Bị các quy luật TN, sinh học, tâm lý chi phối, con người mang bản chất TN
Phần con: biểu hiện: để tồn tại phải đáp ứng các nhu cầu bản năng TN bằng cách này hay cách khác như: đói khát mệt đau đớn sung sướng… nhu cầu vệ sinh và nhu cầu quan hệ khác giới… nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu TN, bản năng thì con người và con vật như nhau.
b.     Thực thể XH (phần người)
Làm con trở thành con người đúng nghĩa con người, trong đó thực thể sinh học và XH gắn chặt, thực thể sinh học là tiền đề trên đó thực thể XH tồn tại phtrien
Biểu hiện qua QHXH: gia đình, cộng đồng, giai cấp, dân tộc… và các hoạt động XH, đặc biệt là hđ lđSX.
Làm con người thoát thai khỏi động vật, hình thành ngôn ngữ, ý thức và xd mọi mặt đời sống VC, tinh thần của mình cao hơn hẳn con vật – phần người.
Là thực thể XH con người bị các quy luật XH chi phối (quy luật chỉ có trong XH như: ql QHSX – LLSX, cơ sở hạ tầng – kttt tạo nên bản chất XH, nhân cách của mỗi cá nhân con người
Làm con người khác con vật động vật có lđ ngôn ngữ tu duy “đv văn hoa” – con người
Biểu hiện: trong khi thõa mãn nhu cầu tự nhiên, bản năng: ăn uống ngủ nghỉ vệ sinh quan hệ khác giới… con người đáp ứng khác con vật, chú trọng những nhu cầu của cộng đồng, hành động theo những quy chuẩn văn hóa đạo đức pháp luật…của XH và sẵn sang hy sinh tính mạng vì đồng loại…
Anghen: “một trong những cách quan trọng nhất để phân biêt con người với con vật là con người luôn biết sống và làm việc theo quy luật của cái đẹp”, con người vươn tới các thang bậc giá trị chân-thiện-mỹ, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
KL: con người là động vật cao cấp có ngôn nghữ, ý thức, lao động, nhân cách văn hóa.
Thống nhất 2 mặt, mặt TN, SH là tiền đề trên đó mặt XH tồn tại phtrien, quyết định.
Con người bị chi phối bởi hệ thống quy luật TN,SH, tâm lý,XH.
Nghiên cứu về con người, phải nghiên cứu cả 2 mặt SH và XH, quan trọng nhất là mặt XH.
3.      Bản chất con người
Bản chất con người mang bản chất XH trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối qh XH.
Bản chất con người mang bản chất XH: con người mang bản chất của mình nhưng không do họ quyết định mà do nhug đk hoàn cảnh XH QĐịnh: gđ, nhà trường, XH.
Trong tính hiện thực của nó: không có con người trừu tượng, thoát ly hoàn cảnh lịch sử XH. Con người là cụ thể, xđịnh gắn với bản thân của họ, sống trong đk lsu cụ thể, bị những đk lịch sử XH đó chi phối.
“gần mực thì đen gân đèn thì sang”, “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”
Bản chất con người là tổng hòa các mqh XH: tất cả các mqh XH tương tác lẫn nhau, có vai trò khác nhau và điều ít or nhiều góp phần quy định bản chất con người không loại trừ mqh nào dù là qh TN, SH, XH, kinh tế, ctri,tôn giáo, đạo đức pháp quyền.
KL: bản chất con người không dc sinh ra mà đc sinh thành. Muốn xây dựng bản chất con người theo hướng thiện, tích cực, cần tạo ra hoàn cảnh XH mang tính nhân văn để con người tiếp thu nó, tđộng tích cực đến hoàn cảnh. Muốn thay đổi bản chat con người phải thay đổi hoàn cảnh, đời sống của họ. Nghiên cứu con người, cần đặt nó trong đk hoàn cảnh cụ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét