Chào mừng các bạn đến với Dược Liên Thông BQP2011 !.
Cám ơn các bạn đã ghé thăm, ủng hộ và chia sẻ thông tin, bài vở … với chúng tôi.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

NHỮNG CÂU NGẮN ... VỀ SINH HỌC PHÂN TỬ !.

1)   Vai trò của ADN ligase trong sao chép ADN: Nối các đoạn Okazaki.
2)  ADN polymerase tham gia sao chép các hoạt tính: 5’ – 3’ Exonuclease.
3)  Hoạt tính 3’ – 5’ exonuclease của ADN polymerase còn gọi là hoạt tính: Sửa lỗi.
4)  E-coli có mấy loại ADN polymerase: 3 loại.
5)  ADN polymerase nào chịu trách nhiệm sao chép chính ở E-coli: ADN polymerase III.
6)  ADN polymerase nào chịu trách nhiệm sao chép NST ở TB nhân thật: Polymerase alpha.
7)  Sinh học phân tử là khoa học nghiên cứu về: Sự sống ở cấp độ phân tử.
8)  Sự phiên mã có đặc tính: ARN có trình tự giống sợi mã hóa của ADN, Promoter nằm trên sợi khuôn mẫu.
9)  Vai trò của ARN là: Chỉ huy quá trình tổng hợp Protein.

10)  Học thuyết trung tâm có tính chất: Sự luân chuyển thông tin từ ADN đến Protein.
11) Các yếu tố cần thiết cho sự sao chép ADN: Khuôn mẫu, 4 loại desoxyribonucleotid triphosphat (dNTP), enzym ADN polymerase và ion Mg2+ .
12)  Vai trò của Rnase H trong sao chép ADN: Thủy giải mồi.
13)  Vai trò của Helicase trong sao chép ADN: Tách mạch ADN sợi đôi.
14)      Khi sao chép ADN được tổng hợp mới theo chiều: 5’ – 3’.
15)      Bước nào không có trong sao chép trên sợi muộn: Nối các mồi.
16)      Topoisomerase H có vai trò: Gỡ 2 đoạn ADN vòng lồng ghép.
17)      Sao chép ADN mạch thẳng gặp vấn đề gì: Sản phẩm bị ngắn dần.
18)      HnARN là bản phiên mã nguyên thủy của: mARN.
19)      Điểm quan trọng của enzym cắt giới hạn là: Bảo vệ tế bào đối với ADN lạ.
20)      Đặc điểm quan trọng của enzym cắt giới hạn II là: Cắt ADN tại vị trí nằm trong trình tự nhận diện.
21)      Tm lai trong acid nucleic là: Nhiệt độ làm phản ứng ADN sợi đôi tách thành sợi đơn.
22)      Để đạt được hiệu ứng khuếch đại PCR cần sử dụng mấy mồi: 2 mồi.
23)      Tính đặc hiệu của PCR phụ thuộc vào: Thiết kế mồi.
24)      Nhược điểm của phản ứng PCR: Có thể bị ngoại nhiễm.
25)      Trong kỹ thuật giải trình tự Sanger cải tiến người ta sử dụng mấy ống phản ứng: 4.
26)      Phương pháp nào dùng để tinh chế ADN: Sắc ký ái lực, sắc ký lọc gel, sắc ký lỏng hiệu năng cao.
27)      Codon mở đầu cho quá trình dịch mã là: AUG.
28)    Quá trình dịch mã ở tế bào nhân thật trên mARN là: Diễn ra liên tục từ codon khởi đầu theo chiều 5’ đến 3’.
29) Sự nhận diện chính xác acid amin trong quá trình dịch mã do: Các enzym tARN – aminoacyl  Synthetase.
30)    Các acid amin tham gia quá trình tổng hợp Protein ở dạng: Dạng hoạt hóa do gắn với ATP, dạng hoạt hóa do gắn với AMP và dạng aminoacyl hóa.
31)   Trình tự Shine-Dalgarno ở mARN của tế bào nhân nguyên thủy có vai trò: Gắn tiểu đơn vị nhỏ vào mARN, giúp hạt ribosome trượt dễ dàng và giúp tiểu đơn vị nhỏ tìm được codon khởi đầu.
32)    Quá trình sinh tổng hợp protein có thể sai xót là do: Quá trình aminoacyl sai, sự nhận diện codon sai và kết thúc sớm hoặc muộn.
33)    Độ chính xác của quá trình aminoacyl hóa là do: Cấu hình không gian và một số khả năng chuyên biệt của aminoacyl – tARN synthetase.
34)      PeptidylT có vai trò: tạo liên kết peptid.
35)      Trong quá trình dịch mã: Chỉ một aminoacyl – tARN cho mỗi loại acid amin.
36)      Acid amin khởi đầu cho chuỗi peptid ở tế bào nhân nguyên thủy: Formyl-methionin.
37)      Chuỗi peptid đang hình thành gắn vào: Vị trí P.
38)  Sự chuyển vị ribosome có các hiện tượng: tARN vận chuyển xong được tách ra khỏi vị trí P, peptidyl-tARN di chuyển từ A đến P, ribosome chuyển vị từng bước.
39)  Đặc tính nào đúng với đặc tính ARN thông tin: Có đoạn 5’ UTR không mã hóa, có đoạn 3’ UTR không mã hóa nơi gắn PolyA và có vùng mã hóa cho các gen cấu trúc.
40)      Acid amin chỉ có một codon mã hóa: Methionin, tryptophan.
41)      Trên vi khuẩn Permase là enzym đóng vai trò: Vận chuyển các chất, đồng hóa các chất.
42)      Protein điều hòa có nhiệm vụ: Kiểm soát quá trình phiên mã.
43)  Kiểm soát âm là: Sự gắn protein ức chế vào operator, sự ngăn cản phiên mã của các gen cấu trúc trong operator.
44)      Gen có thể cảm ứng thường tham gia quá trình: Tổng hợp protein, dị hóa các chất.
45)      Allolactose có cấu trúc: galactose b (1-6)glucose.
46)      Cơ chế sửa sai do đột biến bằng cách cắt nucleotide: Hệ thống nucleotide Excision Repair (NER).
47)      Sửa sai nhờ hệ thống SOS xảy ra khi: Tất cả hệ thống sửa sai khác bị quá tải.
48)      Gen lacZ trong lac-operon có nhiệm vụ mã hóa cho việc tạo ra: Allolactose.
49)      Khi Tryptophan được sản xuất dư thừa thì: Tryptophan gắn vào operator.
50)      Đối với ara-operon khi có sự hiện diện của ara-binose thì: Phức hợp protein AraC-arabinose gắn vào vị trí initiator.
51)      Đối với ara-operon khi không có sự hiện diện của ara-binose thì protein AraC sẽ: Gắn vào vị trí araO và làm sợi ADN có dạng Loop.
52)      Khi có sự hiện diện của glucose và lactose trong môi trường thì lac-operon sẽ không được cảm ứng là do: Giảm lượng phức hợp cAMP-CAP làm ARN polymerase ít gắn vào promoter.
53)      Đột biến điểm nguy hại nhất là: Đột biến im lặng.
54)      Cơ chế sửa sai do đột biến bằng cách cắt base nhờ vào cơ chế: Sửa sai bằng enzym N-glycosylase.
55)      Tần số đột biến là mức độ xuất hiện của đột biến trên: 1 tế bào, 1 giao tử, 1 lần sao chép.
56)      Tính chất nào có của tất cả ARN: Mạch đơn polynucleotid, đường pentose (5c) là ribose, ngoài A, G, C thì Uracil thay cho Thymin.
57)      Vì sao ARN polymerase không cần có hoạt tính sửa sai: Nucleotide kết hợp không đúng thường được thay thế ngay bằng nucleotid phù hợp, sai xót này không di truyền được và ARN không phải là nơi lưu trữ thông tin di truyền.
58)      ARN polymerase ở prokaryote là 1 holo enzym chứa các tiểu đơn vị: aabbs.
59)      Ở E-coli promoter gồm các vùng: Vùng TATAAT, hộp Pribnow, vùng TTGACA, vùng -35.
60)      Vì sao 1 acid amin thường có vài codon mã hóa: Cơ chế bảo vệ trước các đột biến (đột biến im lặng).
61)      Vai trò của ARN: trung gian khuếch đại thông tin di truyền từ ADN đến protein, kiểm soát sự biểu hiện gen, cấu trúc hay xúc tác sự biểu hiện gen.
62)      Sự phiên mã tạo ra: Các ARN.
63)      Polycistron là các gen ở vi khuẩn có tính chất: Được phiên mã thành 1 mARN chung.
64)      Operon gồm: Vùng khởi động (promoter), các gen cấu trúc, vị trí điều hòa.
65)      Kìm hãm ngược xảy ra khi: Sau dịch mã, sản phẩm cuối cùng liên kết với enzym đầu tiên.
66)      Đặc điểm nào thuộc tính chất phiên mã ở tế bào nhân nguyên thủy: Bản phiên mã đầu tiên (pre-mARN) được sử dụng ngay cho việc tổng hợp protein.
67)  Promoter là: Trình tự ADN cho phép gắn ARN polymerase, ở vi khuẩn gồm vùng -35 và vùng -10, ở nhân thật gồm hộp CAAT và hộp GC, là nơi gắn yếu tố sigma của vi khuẩn.
68)  Sự phiên mã khác sự sao chép: Có vị trí khởi đầu biến thiên, không cần mồi để polymerase hoạt động, chỉ có 1 sợi ADN được dùng làm khuôn mẫu, điểm kết thúc được xác định trước.
69)   Vai trò của yếu tố sigma: Là phần mang tính đặc hiệu promoter của ARN polymerase, gắn vào hộp Pribnow, cho phép tế bào biểu hiện gen theo nhu cầu.
70)      Cis-splicing là phản ứng: Tự cắt nối.
71)   Học thuyết trung tâm cho rằng thông tin di truyền có tính chất: Không chuyển từ protein sang acid nucleotid được.
72)      Kỹ thuật Westerm-blot được sử dụng để: Phát hiện protein.
73)      Thí nghiệm Meselson-Stahl đã chứng minh: ADN được sao chép theo cơ chế bán bảo tồn.
74)      Enzym vắt hạn chế (restriction enzym – RE): là các endonulease có khả năng cắt ADN tại hay gần một trình tự đặc hiệu.
75)      Công thức tính nhiệt độ chảy Tm: Tm (0C) = 4(GC) + 2(AT).
76)      Chức năng của đuôi Poly A: Giúp mARN rời khỏi nhân, xác định số lần mARN được dịch mã, bảo vệ phân tử ARN, gắn với ribosome.
77)      Khởi đầu quá trình phiên mã ở vi khuẩn ARN polymerase gắn vào vị trí …Promoter.
78)      Quá trình gắn đuôi Poly A ở mARN do enzym …Polymerase.
79)    Kết thúc phiên mã phụ thuộc yếu tố Rho khi … Có mặt của nút và vòng ngay trước đầu kéo dài của ARN.
80)      Ở tiền rARN của E-coli, ngoài các rARN còn chứa 2 chuỗi …tARN.
81)      Một trong 2 mạch ADN được phiên mã gọi là quá trình phiên mã …Bất đối xứng.
82)      Hai trình tự của promoter ở vi khuẩn thường ở vị trí … -10 (TATAT) và -35 (TTGACA).
83)      Kể tên 3 cơ chế chống lại đột biến …Loại bỏ hư hỏng, đảo nghịch và dung nạp hu hỏng.
84)  Cơ chế đơn giản nhất để sửa chữa đột biến do UV …Là quang phục hồi và loại bỏ hư hỏng bằng cách cắt các dimer pyrimidin khi có ánh sáng.
85)      Bong bóng phiên mã di chuyển theo hướng nào trên sợi khuôn ADN …3’ đến 5’.
86)      Đột biến lệch khung do …Chèn hoặc mất 1 hay nhiều nucleotid trong vùng mã hóa.
87)   Ethidium bromide gây đột biến theo cơ chế …Tương tác với các base của ADN và chèn vào giữa chúng làm lệch khung.
88)      Trình tự nhận diện vị trí gắn đuôi PolyA ở mARN tế bào nhân thật …AAUAAA.
89)      Polycistron có ở …Procaryot.
90)      Enzym xúc tác quá trình phiên mã ngược …Là enzym phiên mã ngược.
91)      Trong quá trình sinh tổng hợp protein, giai đoạn nối dài diễn ra …Theo chiều 5’ đến 3’.
92)      Base đồng đẳng có cấu trúc hóa học giống …các purin và pyrimidin.
93)      Điều hòa hoạt động gen bao gồm điều hòa … Sao chép, phiên mã, dịch mã và hậu dịch mã.
94)      Tất cả aminoacyl – tARN (ngoại trừ tARN khởi đầu) đều đi vào ribosom ở …sự bắt cặp bổ sung nhờ đối mã.
95)      Ở bước kết thúc, các mã kết thúc không có … anticodon (bộ ba đối mã).
96)      Sai xót trong quá trình aminoacyl hóa là do …kết thúc sớm hoặc muộn.
97)      Sai xót ở giai đoạn kết thúc muộn có thể do lỗi của bộ máy dịch mã … đọc quá, không nhận ra codon dừng.
98)    ADN sao chép theo cơ chế … bán bảo tồn, vì từ một gen ban đầu tạo ra … 2 gen con, mỗi gen con chứa …1 mạch mới và … 1 mạch cũ.
99)    Thành phần phản ứng PCR gồm có … Khuôn mẫu, …ADN polymerase, … Mồi, …Dd đệm có Mg2+ , dNTP: A, T, G, C.
100)  Người thực hiện thí nghiệm chứng minh ADN sao chép theo cơ chế bán bảo tồn là …Meselson và Stahl.
101)  Ngoài hoạt tính polymer hóa các ADN polymerase còn có hoạt tính … Exonuclease để sử sai.
102)  Sự ổn định rất cao của thông tin di truyền nhờ cơ chế … sửa sai khi sao chéo và khi không sao chép.
103)  Enzym có vai trò cắt khía cả 2 sợi đơn ADN là …Topoisomerase II.
104)  Học thuyết trung tâm của sinh học phân tử được phát biểu lần đầu tiên bởi … Francis Crick năm 1958.
105)  Ở tế bào nhân thật, các trình tự ADN lặp lại ở mức độ cao khác nhau về …kích thước của các ký tự lặp lại.
106)  Tỷ lệ cồn/nước khi tủa acidnucleic bằng isopropanol là …0,7:1, bằng cồn tuyệt đối là …2,5:1.
107)  Nhựa sắc ký U-sepharose hay OligodT-cellulose dùng để tinh chế …mARN.
108)  Sắc ký lọc gel có thể dùng để tách các …nucleotid sau khi tạo mẫu dò đánh dấu.
109)  Enzym cắt loại II không cần  …Năng lượng để hoạt động.
110)  Đoạn dò và đoạn mồi đều là các …ADN nhưng đoạn dò … đánh dấu nhưng đoạn mồi thì có thể không cần.
111)  Tronh kỹ thuật PCR, vị trí gắn của 2 đoạn mồi sẽ xác định …vùng ADN được khuếch đại trongPCR, và trình tự của mồi sẽ quyết định …điểm bắt đầu và kích thước sản phẩm.
112)  Phần không mã hóa trên mARN ở tế bào nhân thật có gắn …Chóp và đuôi PolyA, trong khi ở tế bào nhân nguyên thủy … không có.
113)  Sự khác nhau của vùng mã hóa trên mARN ở tế bào nhân thật và nhân nguyên thủy: nhân thật …liên tục, trong khi ở vi khuẩn … không liên tục.
114)  Vai trò của vùng không mã hóa ở đầu 5’ trên mARN ở tế bào nhân thật và nhân nguyên thủy trong quá trình dịch mã là: …làm gia tăng hay giảm độ ổn định của phân tử ARN và …giúp phân tử ARN tồn tại lâu hơn trong tế bào chất nên tổng hợp được nhiều protein hơn.
115)  Enzym quyết định cho sự hình thành liên kết peptid là …enzym peptidyl-transferase Kháng sinh tác động trên enzym này là … Sparsomycin và Tetracyclin.
116)  Chất ức chế gây đọc nhầm codon trên mARN là …Streptomycin và Neomycin.
117)  Gen điều hòa là gen mã hóa cho …mARN.
118)  Quá trình điều hòa dương là quá trình điều hòa do …Protein hoạt hóa gắn vào vị trí khởi động (promoter) hay vị trí tăng cường (enhance) kích thích sự hoạt động của ARN polymerase cho quá trình phiên mã.
119)  CAP là …chóp (7 methyl guanosin triphosphate).
120)  ARN đóng vai trò …trung gian quan trọng trong quá trình biểu hiện gen.
121)  ARN gắn với protein tạo phức hợp … Nucleoprotein giữ nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sống của tế bào.
122)  Cấu trúc bậc 2 của rARN có vai trò trong …lắp ráp riboxom.
123)  Quá trình methyl hóa ở rARN được xúc tác bởi … ARN-methylase.
124)  Cơ chất cung cấp methyl cho phản ứng methyl hóa rARN là … S – Adenosyl Methionin (SAM).
125)  Ở tế bào nhân thật vị trí thường bị methyl hóa là …2’ OH của đường ribose.
126)  Cấu trúc bậc 1 của rARN có vai trò trong quá trình …biến đổi bản sao sơ cấp của rARN (Methyl hóa Nucleic).
127)  Sau khi phiên mã ở tế bào nhân thật, quá trình biến đổi nào xảy ra tại đầu 3’ của mARN …thêm đuôi PolyA.
128)  Cơ chế cắt nối của nguyên tắc GU-AG: …GU tận cùng đầu 5’ của intron vị trí cho, AG tận cùng đầu 3’ của intron vị trí nhận.
129)  Có mấy loại ARN polymerase ở tế bào nhân nguyên thủy: …1 loại ADN Polymerase.
130)  Có mấy loại ARN polymerase ở tế bào nhân thật: I, II, III.
131)  2 trình tự của Promoter thường ở vị trí: -10 (TATAAT) và -35 (TTGACA).
132)  Khởi đầu vị trí phiên mã ARN Polymerase gắn vào vị trí … -10 và -35.
133)  Ở tế bào nhân thật, mARN được phiên mã bởi enzym ….ARN Polymerase II.
134)  Nhiều codon cùng mã hóa cho 1 acid amin gọi là …codon đúng nghĩa.
135)  Các codon …đúng nghĩa mx hóa cho cùng 1 acid amin thường có …2 base đầu tiên giống nhau.

ADN Polymerase của nhân thật
Polymerase
a
b
g
d
e
Vị trí
Nhân
Nhân
Ty thể
Nhân
Nhân
Chức năng
Khởi đầu sao chép ADN nhân
Sửa chữa
Sao chép ADN ty thể
Sao chép ADN nhân
Sao chép ADN nhân

Thành phần cấu tạo ribosom của vi khuẩn và tế bào nhân thật
Tế bào
Kích thước ribosom
Tiểu đơn vị
rARN
Ptotein
Vi khuẩn
70S
Lớn (50S)
23S
31
5S
Nhỏ (30S)
16S
21
Nhân thật
80S
Lớn (60S)
28S
49
5,8S
5S
Nhỏ (40S)
18S
33

Chức năng của các Protein sao chép quan trọng của E.coli
Protein
Chức năng
Protein B
N – protein
Primase
Rep protein
Helicase
SSB – protein
ADN Polymerase III
ADN Topoisomerase I
ADN Topoisomerase II
ADN ligase
Nhận biết điểm Ori
Cho phép primase hoạt động
Tổng hợp mồi ARN
Tháo xoắn sợi sớm
Tháo xoắn sợi chậm
Ổn định sợi ADN đơn
Tổng hợp ADN
Cắt khía một sợi đơn ADN
Cắt khía cả hai sợi đơn ADN
Nối các đầu của polynucleotid đã hình thành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét