Chương 2:
MÔ THỰC VẬT
I.
MÔ PHÂN SINH
1. Định nghĩa: Mô phân sinh cấu tạo bởi
những TB non ở “trạng thái phôi sinh” chưa phân hóa, vách mỏng bằng cellulose,
xếp khít nhau, sinh sản rất mạnh để tạo ra các mô khác.
2. Phân loại:
a. Mô phân sinh sơ cấp: Ở đầu ngọn rễ và
đầu ngọn thân. Đó là mô phân sinh ngọn,
cấu tạo bởi những TB nhỏ gần như là đẳng kính, có một nhân to ở trung tâm,
không bào nhỏ và số lượng ít, tỷ lệ nhân – bào chất rất cao và chúng phân chia
rất nhanh. Nhiệm vụ làm cho rễ và thân mọc dài ra.
Thuộc
về mô phân sinh sơ cấp còn có mô phân
sinh lóng gặp ở các cây họ Lúa, nằm gần gốc của các lóng và nằm ở giữa các
vùng mô đã phân hóa.
b. Mô phân sinh thứ cấp: Đảm nhiệm sự tăng
trưởng chiều ngang của rễ và thân cây mô này chỉ có ở nghành Hạt trần và lớp
Ngọc lan. Cấu tạo bởi một lớp TB non gọi là “tầng
phát sinh”, phân chia theo hướng tiếp tuyến tạo ra những dãy TB xuyên tâm,
phân hóa thành 02 mô khác nhau. Có 02 loại mô phân sinh thứ cấp:
i.
Tầng
phát sinh bần – lục bì (tầng bì sinh, tầng sinh bần hay tầng sinh vỏ): nằm
trong vùng vỏ cấp 01 của rễ và thân, vị trí không cố định. Tầng bì sinh cho ra
lớp bần ở mặt ngoài có nhiệm vụ che chở cho rễ, thân cây già và lục bì (vỏ lục)
ở mặt trong là mô mềm cấp 02.
ii. Tượng tầng (tầng sinh gỗ hay tầng sinh
trụ): Luôn nằm giữa libe 01 và gỗ 01 (libe trong, ngoài gỗ). Khi hoạt động cho
ra libe 02 ở mặt ngoài và gỗ 02 ở mặt trong.
II. MÔ MỀM
1. Định nghĩa: Còn gọi là nhu mô hay mô dinh dưỡng, cấu tạo bởi những TB sống chưa phân hóa nhiều, vách
mỏng bằng cellulose hoặc đôi ki tẩm chất gỗ (TB tủy của các thân gỗ), chất
nguyên sinh luôn vẫn còn trong các TB ấy. Có chức năng đồng hóa, chứa chất dự
trữ hay liên kết các mô với nhau.
Hình
dạng thay đổi: hình tròn, đa giác, hình trụ, hình sao … Có thể xếp khít nhau
tạo mô mềm đặc, để hở những khoảng
gian bào tạo mô mềm đạo hay để hở
những khoảng trống to tạo mô mềm khuyết.
2. Phân loại
a. Mô mềm vỏ:
●
TB mô mềm
vỏ sơ cấp: có thể sắp xếp ít nhiều sát nhau nhưng thường chừa những khoảng
gian bào nhỏ hoặc lớn. Là mô sống, ở thân cây chứa các hạt lục lạp nên có thể
tham gia vào chức năng quang hợp. Có chức năng dự trữ nước, các chất dinh
dưỡng, dự trữ khí ở những cây sống trong nước; có thể tham gia việc giữ gìn,
bảo vệ các mô khác trong cây.
●
Mô mềm vỏ
thứ cấp: Là phần ngoài của libe thứ cấp, thường không phát triển nhiều.
Trong
mô mềm vỏ sơ cấp và thứ cấp nhiều cây có các TB chứa các tinh thể calci oxalat,
tanin và những chất khác của quá trình trao đổi chất.
b. Mô mềm tủy: Tủy là phần giữa của các cơ
quan, cấu tạo bởi những TB thường dài theo trục của cơ quan. Kích thước rất
khác biệt với các phần khác và ngay trong phần tủy cũng khác nhau về kích
thước. Hình dạng mô mềm tủy rất khác nhau: hình trong, hình nhiều góc kéo dài
theo hường này hay hướng khác. Vách ở trạng thái trưởng thành thường hóa gỗ nên
các lỗ thông trên vách thấy rõ hơn ở vách bằng cellulose. TB mô mềm tủy thường
chứa tanin, các chất dự trữ.
c. Mô mềm đồng hóa: Cấu tạo bởi những TB
chứa nhiều lục lạp để làm nhiệm vụ quang hợp. Nằm ngay dưới dưới biểu bì của lá
và thân cây non. Trong lá cây lớp Ngọc lan, mm đồng hóa có 02 dạng:
●
Mô mềm
hình giậu: cấu tạo bởi những TB hẹp và dài, xếp khít nhau, vuông góc với
lớp biểu bì, giống như cọc hàng rào.
●
Mô mềm
xốp: Còn gọi là mô mềm khuyết, cấu tạo bởi những TB có hình hạng và kích
thước không đều, xếp để hở những khoảng gian bào to chứa đầy khí gọi là khuyết.
d. Mô mềm dự trữ: thường có trong quả, hạt,
củ, phần tủy của các cơ quan như: thân, rễ, đôi khi trong phần vỏ của các cơ
quan trên mặt đất.
TB
mô dự trữ chứa rất nhiều chất dự trữ như saccharose, tinh bột, lipid và hạt
alơron. Đôi khi chất dự trữ là hemicellulose đọng ở mặt trong vách TB làm cho
vách dày lên và cứng.Nước được giữ lại trong những không bào lớn bởi chất nhầy,
các TB chứa nhiều nước này tạo thành một mô
nước gặp ở các cây mọng nước. Không khí đựng trong những khuyết lớn, tạo
thành mô khí thường gặp ở những cây
sống ở nước.
III. MÔ CHE CHỞ
1. Định nghĩa: còn gọi là mô bì, có nhiệm vụ bảo vệ các mô bên
trong của cây chống tác hại của môi trường và thực hiện trao đổi chất với môi
trường ngoài. Mô che chở ở mặt ngoài các cơ quan của cây, các TB của chúng xếp
khít nhau, vách biến đổi thành một chất không thấm nước và khí.
2. Phân loại:
a. Biểu bì:
i.
TB
biểu bì: cấu tạo bởi một lớp TB sống phủ bên ngoài lá và thân non, có thể
tồn tại suốt đời sống của cơ quan hay được mô thứ cấp thay thế.. Có hình dạng
khác nhau ở các cơ quan khác nhau, xếp khít nhau không có các khoảng gian bào
và có hình dạng thay đổi tùy loại cây.
Vách
TB biểu bì thường rất dày và không đều, vách ngoài dày hơn, vách bên và vách
trong mỏng bằng cellulose, đôi khi dày ở dạng mô dày. Vách ngoài thường có một
lớp cutin không thấm nước và khí, cutin do TB chất tạo ra, thấm qua vách
cellulose ra ngoài nhiều hay ít tùy điều kiện khí hậu. Lớp cutin không liên tục
mà bị gián đoạn ở những lỗ khí (khí khổng).
TB
biểu bì thường không có lục lạp (trừ
một số Dương xỉ, nhiều cây ở nước hay mọc chỗ râm), có thể chứa lạp không màu,
các sắc lạp, tinh thể calci oxalat, nang thạch (tinh thể calci carbonat), tinh
bột. Một số TB biểu bì có thể kéo dài ra tạo thành lông ce chở hoặc lông tiết.
ii. Hạ bì: ở vài loại lá hoặc thân, bên
dưới biểu bì có một hoặc nhiều lớp TB phân biệt với các mô cơ bản (mô mềm) bên
trong về mặt hình thái cũng như chức năng sinh lysdos là hạ bì. Người ta cho là
hạ bì có vai trò che chở hay dự trữ nước.
iii. Lỗ khí (khí khổng): là những lỗ thủng
trên biểu bì để trao đổi khí và hơi nước với môi trường ngoài. Cấu tạo bởi 02
Tb hình hạt đậu gọi là TB lỗ khí,
hướng mặt khuyết vào nhau để hở một khe nhỏ gọi là khe lỗ khí (vi khẩu). TB
lỗ khí có chứa lục lạp. Nhìn ngang dưới khe lỗ khí có một khoảng trống gọi là phòng dưới lỗ khí.
Lỗ
khí có thể nằm cùng một mức hoặc hơi nhô lên hoặc thấp hơn so với TB biểu bì.
Để giảm bớt sự thoát hơi nước, lỗ khí có thể đặt dưới một huyệt nhỏ gọi là giếng (cây ở khí hậu khô) hoặc tập trung
trong một huyệt nhỏ phủ đầy lông gọi là phòng
ẩn lỗ khí (láTtrúc đào). Lỗ khí được tạo từ những TB biểu bì rất non.
iv. Lỗ nước: một số cây có những lỗ để cây
tiết nước ra ngoài dưới dạng thể lỏng, đó là những lỗ nước (thủy khổng). Khe lỗ
nước luôn mở, dưới kheloox nước có một khối TB hợp thành mô nước nhận vài nhánh
của mạch xoắn, những mạch này dẫn nước đến mô nước rồi nó sẽ qua lỗ nước thoát
ra ngoài dưới dạng những giọt nước nhỏ.
v. Lông che chở: một số Tb biểu bì có thể
mọc dài ra tạo lông che chở hoặc lông tiết. Lông che chở có chức nawngtawng
cường nhiệm vụ bảo vệ hoặcđể giảm bớt sự thoát hơi nước. TB của lông có thể
sồng hoặc đã chết và chứa đầy không khí làm cho lớp lông có màu trắng. Hình
dạng, kích thước, sự phân bố của lông trên bề mặt của các cơ quan là tính chất
riêng của các nhóm cây khác nhau được dùng để nhận định loại cây. Một số dạng
lông che chở thường gặp:
●
Lông đơn bào: thẳng, cong, có thể phân nhánh.
●
Lông đa bào: cấu tạo bởi nhiều TB xếp thành 01
dãy, có thể phân nhánh.
●
Lông dạng hình thoi: cấu tạo bởi 01 TB hình thoi
nằm ngang, song song với bề mặt biểu bì, đính trên một chân ngắn ở giữa.
●
Lông tỏa trong: cấu tạo bởi một chân ngắn và một
đầu đa bào: hình sao, hình khiên.
●
Lông ngứa: cấu tạo bởi một TB chứa acid formic,
đầu ngọn lông có chứa silic nên giòn, dễ gãy khi chạm vào da người hay động vật
để cho chất ngứa từ lông chảy vào.
Lông có thể biến
đổi thành gai như ở cây Hoa hồng, khi đó TB của lông hóa gỗ.
b. Mô che chở ở rễ: rễ không có biểu bì.
TB biểu bì nguyên thủy tạo biểu bì ở thân chỉ tạo chóp rễ trong trường hợp rễ.
Chóp rễ che chở đầu ngọn rễ. Trên chóp rễ một đoạn là vùng lông hút cấu tạo bởi
những TB sống kéo dài thành lông hút, sau khi lông hút này rụng đi thì rễ được
che chở bởi một tầng hóa bần (tầng tẩm suberin).
c. Bần và lỗ vỏ: bần là mô che chở thứ
cấp, bao bọc các phần già của cây, nó được tạo ra từ sự hoạt động của tâng phát
sinh bần – lục bì (chỉ có ở hạt trần và lớp ngọc lan). Cấu tạo gồm nhiều lớp TB
chết có vách tẩm chất bần không thấm nước và khí, xếp thành dãy xuyên tâm,
không có các khoảng gian bào.
Khi
hình thành bần thì sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện qua
những lỗ hở gọi là lỗ vỏ (bì khổng).
Lỗ vỏ được hình thành từ những TB dưới lỗ khí phân chia, mất diệp lục và tròn
lại, trở nên xốp. Những TB này gọi là TB
bổ sung, chiếm đầy khoang dưới lỗ khí, xé rách biểu bì và có phần phình ra
ngoài.
d. Thụ bì: thụ bì (vỏ chết) là lớp mô phức
tạp cấu tạo bởi lớp bần và các mô phía ngoài lớp bần đó đã chết đi. Thụ bì có
thể rộp dần lên rồi bong ra (thân cây ổi) hoặc vẫn có thể còn dính vào cây
nhưng nứt nẻ thành những đám đặc sắc, đặc trưng cho từng loại cây
e. Mô che chở ở hạt: hình thành từ sự
chuyển biến của vỏ noãn. Khi noãn có 02 vỏ noãn thì chỉ có vỏ ngoài biến chuyển
thành vỏ hạt, còn vỏ trong dần dần tiêu đi một phần hay hoàn toàn.
IV. MÔ NÂNG ĐỠ
1. Định nghĩa: còn gọi là mô cơ giới, cấu
tạo bởi những TB có vách dày và cứng, làm nhiệm vụ nâng đỡ, nghĩa là làm cho
cây cứng rắn. Trong thân cây tròn chúng được xếp thành vòng ở gần phía ngoài,
trong thân cây vuông chúng được đặt ở bốn góc. Trong rễ chúng tập trung vào
phía trung tâm cơ quan, do đó rễ có thể chịu được tác dungjcuar trọng lực đè từ
trên xuống
2. Phân loại: mô dày và mô cứng
a. Mô dày: là mô nâng đỡ những bộ phận còn
non, còn tăng trưởng, do đó TB mô dày là TB sống có vách bằng cellulose và
pectin. Trong vi phẫu dọc, TB mô dày có dạng dài, đầu vuông hay nhọn xếp khít
nhau. Vi phẫu ngang ta có:
●
Mô dày
góc: Vách TB chỉ dày lên ở góc TB
●
Mô dày
tròn: Vách TB dày lên ở đều đặn ở tất cả các vách.
●
Mô dày
phiến: Vách TB chỉ dày lên theo hướng tiếp tuyến.
Ngoài
ra người ta còn phân biệt mô dày xốp.
Mô
dày thường tập trung ở những chỗ lồi của cây, cuống lá, gân lá và ở ngay dưới
biểu bì của các cơ quan non của cây vẫn còn khả năng mọc dài ra đươc.
b. Mô cứng: Mô cứng cấu tạo bởi những TB
chết có vách dày hóa gỗ ít nhiều, trên vách có những ống nhỏ xuyên qua để trao
đổi chất khi TB còn sống. Mô cứng trưởng thành nằm sâu trong các cơ quan không
còn khả năng mọc dài nữa.
i.
TB mô
cứng: là những TB gần như đẳng kính, vách dày hóa gỗ và có ống trao đổi. Hình
dạng biến thiên, thường hình khối nhiều mặt, cắt ngang có tiết diện tròn, đa
giác, bầu dục. Vách TB có thể dày, mỏng, không đều nhau.
TB
mô cứng gặp trong vùng vỏ của cơ quan dinh dưỡng, thịt của một số quả, vỏ của
các hạt; chúng có thể đứng riêng lẻ hoặc tụ thành từng đám hay thành vòng gọi
là vòng đai mô cứng.
ii. Thể cứng: là những TB mô cứng riêng lẻ,
tương đối lớn và phân nhánh thường gặp trong lá trà, cuống lá súng.
iii. Sợi mô cứng: là những TB chết, vi phẫu
dọc có dạng hình thoi, dài hay ngắn, có vách dày hóa gỗ ít nhiều và khoang giữa
rất hẹp, trên vách có ống trao đổi nhỏ; ở vi phẫu ngang có hình dạng thay đổi:
tròn, bầu dục, đa giác. Tùy trong vị trí ta phân biệt:
Sợi vỏ thật: nằm trong phần vỏ của cây
(từ nội bì trở ra)
Sợi trụ bì: do
sự biến đổi của các TB trụ bì
Sợi libe: ở
trong libe, đôi khi xếp xen kẽ với mô mềm libe và mạch rây tạo libe kết tầng
Sợi gỗ: ở trong
phần gỗ của cây. Vách của sợi luôn luôn rất dày và tẩm chất gỗ, nhưng cũng có
sợi có vách bằng cellulose.
V. MÔ DẪN
1. Định
nghĩa:
2. Phân
loại:
a. Gỗ:
i.
Các yếu tố dẫn nhựa nguyên:
●
Mạch ngăn:
●
Mạch thông:
ii. Các
yếu tố không dẫn nhựa nguyên:
●
Sợi gỗ:
●
Mô mềm gỗ:
b. Libe:
i.
Yếu tố dẫn nhựa luyện: Mạch rây:
ii. Các
yếu tố không dẫn nhựa luyện:
● TB kèm:
● Mô mềm libe:
● Tia libe:
● Sợi libe:
VI. MÔ TIẾT
1. Định
nghĩa:
2. Phân
loại:
a. TB
tiết:
b. Lông
tiết:
c. Túi
tiết và ống tiết:
i.
Kiểu ly bào:
ii. Kiểu
tiêu ly bào:
iii. Kiểu
tiêu bào:
d. Ống
nhựa mủ:
e. Tuyến
mật:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét