Mời các bạn nghe Bài giảng thực vật : QUẢ (Gồm 7 phần)
Bài giảng thực vật: QUẢ - Phần 1:
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012
BÀI GIẢNG THỰC VẬT: HẠT
LTS: Nhằm chuẩn bị thi lý thuyết môn thực vật sắp tới, mình sẽ Up lên một số Bài giảng mà mình đã chụp hình và ghi âm được bằng cách ghép hình và âm thanh lại với nhau. Tuy nhiên do trình độ mọi mặt có hạn và thời gian cũng không có nhiều nên hình ảnh và âm thanh trong video không đồng bộ với nhau .... mong cả lớp thông cảm.!. Cả lớp có ai rành về vi tính nếu có thể được xin trợ giúp mình với... Mình rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như tài liệu, bài vở của mọi người.
Chúc cả lớp học thật tốt, thi môn nào thắng môn đó !!!.
Mời cả lớp nghe và xem lại bài HẠT nhé:
Bài giảng thực vật: Hạt - Phần 1:
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
HƯỚNG DẪN VẼ HÌNH RỄ CÂY CẤP 1
Đây là hướng dẫn vẽ hình rễ cây cấp 1. Phần này thi đấy nhé !!. Các bạn nhớ tập vẽ hình đó. Lớp có ai vẽ giỏi xin chỉ dạy cho mình với ...
Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HÀNH SINH HỌC TẾ BÀO
MỘT
SỐ HÌNH ẢNH THỰC HÀNH SINH HỌC TẾ BÀO
LTS: Mấy hôm trước mình dự tính Up
lại một số hình ảnh thực tập sinh học tế bào cho các bạn thi lần 2 xem nhưng lu
bu công chuyện … ở huyện (hí hí hí …) nên quên mất !!!. Hôm nay nhờ bạn Ngân
nhắc nên mình Up hình và âm thanh lên để anh chị và các bạn chuẩn bị chiều nay
thi nhé. Xin lỗi mọi người vì sự chậm trễ này nha. Còn 06 tiếng nữa là tới giờ
thi rồi, chúc mọi người thi thật tốt nhé.
Dưới đây là file âm thanh cô Ngân hướng dẫn
nè:
Còn đây là một số hình ảnh:
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
VN's Got Talent
Tối nay 25/03/12 vào lúc 20h trên VTV3 diễn ra bán kết VN's Got Talent, sẽ có phần trình diễn của "Cô bé xương thủy tinh". Mời mọi người xem lại phần trình diễn của Nguyễn Thị Phương Anh hát "Let's dance" nhé:
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
THỰC VẬT DƯỢC: MÔ THỰC VẬT
Chương 2:
MÔ THỰC VẬT
I.
MÔ PHÂN SINH
1. Định nghĩa: Mô phân sinh cấu tạo bởi
những TB non ở “trạng thái phôi sinh” chưa phân hóa, vách mỏng bằng cellulose,
xếp khít nhau, sinh sản rất mạnh để tạo ra các mô khác.
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
THỰC HÀNH THỰC VẬT 2
I. Mô tiết:
1. Tế bào tiết: (Thân Lốt)
2. Lông tiết: (Thân Húng chanh)
3. Túi tiết:
a. Ly bào: (Cuống lá Khuynh diệp)
b. Tiêu ly bào: (Phiến lá Chanh)
c. Tiêu bào: (Thân Lốt)
4. Ống nhựa mủ thật: (Xương rồng kiểng) cắt ngang và cắt dọc
II. Mô dẫn:
1.Gỗ 1, 2:
a. Dẫn nhựa: Mạch gỗ: ngăn, thông
b. Không dẫn nhựa: mô mềm gỗ, sợi gỗ
2. Libe 1, 2:
a. Dẫn nhựa: mạch rây
b. Không dẫn nhựa: TB kèm, mô mềm libe và sợi libe
Một số hình ảnh quan sát qua kính hiển vi:
Tia tủy - Thân Bụp |
BÓ LIBE GỖ CHỒNG KÉP
Hướng dẫn cách phân biệt Libe1,2 và Gỗ 1,2 ...
Video này được cung cấp bởi Tuấn Khanh tổ 2
HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ HÌNH (Bó chồng kép)
Các bạn nhớ tập vẽ hình nhé !!!
Video này được cung cấp bởi Tuấn Khanh tổ 2
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012
THỰC VẬT DƯỢC: TẾ BÀO THỰC VẬT
Chương 1
TẾ
BÀO THỰC VẬT
1.
KHÁI
NIỆM TẾ BÀO
●
Tế bào là đơn vị cơ bản về cấu trúc cũng như
chức năng (sinh trưởng, vận động, trao đổi chất, các quá trình sinh hóa, sinh
sản) của cơ thể thực vật.
●
Những thực vật cơ thể chỉ có một TB gọi là thực
vật đơn bào. Những thực vật cơ thể gồm
nhiều TB tập hợp lại một cách có tổ chức chặt chẽ gọi là thực vật đa bào
Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012
THỰC HÀNH THỰC VẬT 1
THỰC TẬP THỰC VẬT:
Bài 1:
MÔ MỀM - MÔ CHE CHỞ - MÔ
NÂNG ĐỠ
I. Phương pháp cắt, nhuộm, vẽ vi
phẫu
1. Phương
pháp cắt:
●
Chủ yếu là cắt ngang.
●
Đối với thân cây: Đoạn thân đã trưởng thành. Cắt
ở phần lóng, không cắt sát và ngay mấu.
●
Đối với rễ cây: Cắt cách đoạn cổ rễ 0,5cm.
+
Khảo sát cấp 1: Rễ non.
+
Khảo sát cấp 2: Rễ già hơn.
●
Phiến lá: Cắt ở khoảng 1/3 phía dưới nhưng không
sát đáy phiến.
+
Phiến rộng: Bỏ bớt phần thịt lá 2 bên, còn lại bề rộng 0,6 - 0,8cm.
+
Phiến hẹp: Không cần bỏ bớt phiến lá (Vd: lá thông thiên).
●
Cuống lá: Khoảng giữa của cuống.
Chú ý:
+ Dao lam mới,
khi cắt đặt dao lam thẳng góc với mẫu vật.
+ Độ dày lát cắt
khoảng < 1mm.
2. Phương
pháp nhuộm:
●
Ngâm vi phẫu trong nước Javel/ 30 phút đến khi
mẫu trắng. Nếu sau 30 phút chưa trắng thì thay nước Javel khác rồi tiếp tục
ngâm.
●
Rửa sạch vi phẫu bằng nước thường (3-4 lần).
●
Ngâm vi phẫu đã rửa trong dd acid acetic 10%
trong 10 phút.
●
Loại bỏ hết acid acetic.
●
Ngâm vi phẫu trong phẩm nhuộm 15 phút.
●
Rửa sạch vi phẫm bằng nước thường.
●
Ngâm trong nước thường hay glycerin.
Sau
khi nhuộm, vách tế bào sẽ có màu:
●
Màu hồng hay màu hồng tím khi vách tế bào bằng
cellulose ( tế bào biểu bì, mô mềm, mô dày và libe)
●
Màu xanh nước biển, màu xanh rêu hay màu vàng
chanh khi vách tế bào tẩm chất gỗ (mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm
suberin và tầng suberoid).
3. Vẽ vi
phẫu:
●
Tế bào vách: Nhuộm có màu hồng thì vẽ một nét
(nét đơn). Nhuộm màu xanh thì vẽ nét đôi (2 nét gần hay xa nhau là tùy theo độ
đày của vách tế bào).
●
Mô dày: Những vùng dày lên của vách tế bào thì
tô đen.
●
Mạch gỗ: Tô đen ở 1/4 phía trên bên trái của nét
trong.
●
Các hình vẽ chi tiết phải chú thích đầy đủ tên
của mô hay vật thể. Ví dụ: Mô mềm đạo, mô dày góc ...
Đây là một số hình ảnh thực tập thực vật bài Mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ: