Chào mừng các bạn đến với Dược Liên Thông BQP2011 !.
Cám ơn các bạn đã ghé thăm, ủng hộ và chia sẻ thông tin, bài vở … với chúng tôi.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

NỘI DUNG QUI LUẬT LƯỢNG - CHẤT

Câu hỏi: Trình bày nội dung quy luật lượng chất. Ý nghĩa phương pháp luận. Lấy ví dụ minh họa. 

a.      Vị trí của quy luật:

Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển của sự vật trong thế giới.
b.     Tóm tắt nội dung:
Trong mỗi sự vật chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. Lượng thường xuyên thay đổi, chất tương đối ổn định. Khi lượng thay đổi đến điểm nút, trong điều kiện nhất định thì chất sẽ thay đổi thông qua bước nhảy dẫn đến sự vật cũ được thay thế bởi sự vật mới. Ở sự vật mới (chất mới) lượng lại tiếp tục thay đổi … cứ như vậy làm cho sự vật không ngừng vận động, phát triển.
c.       Nội dung quy luật:
Chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
-       Cái gì làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác thì đó là chất của sự vật.
-       Chất của sự vật chỉ bộc lộ thông qua các mối quan hệ
Ví dụ: Chất của một người cụ thể chỉ được bộc lộ thông qua mối quan hệ với người khác.
Ví dụ: Anh A sống tốt vì anh A giúp đỡ mọi người.
-       Chất của sự vật bộc lộ thông qua những thuộc tính của nó.
Ví dụ: ngoài những thuộc tính giống loài vật con người có thuộc tính khác với loài vật là: Biết chế tạo và xử dụng công cụ lao động.
-       Chất của sự vật không chỉ quy định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn tạo bởi phương thức liên kết.
Ví dụ: cũng là các phân tử các bon nhưng phương thức liên kết của than trì khác với phương thức liên kết của kim cương.
Lượng: là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, cũng như của các thuộc tính của sự vật.
-       Nếu như chất là cái làm cho nó là nó, thì lượng là cái chưa làm cho nó là nó
-    Ở đây chiều cao, cân nặng, trình độ vẫn là lượng của sự vật, bởi vì chiều cao, cân nặng, trình độ vẫn chưa làm cho anh A khác với anh B.
-       Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối, bởi sự phân biệt đó phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của sự vật với các sự vật khác.Ở mối quan hệ này thì là chất song sang mối quan hệ khác nó lại đóng vai trò là lượng.
-       Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
-       Bất kì sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt : lượng và chất. Chúng gắn bó hữu cơ với nhau, quy định lẫn nhau trong đó lượng là cái thương xuyên biến đổi, chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sự vật chuyển hóa, chất mới ra đời thay thế chất cũ.
*  Sự chuyển hoá cũng có thể diễn ra sau một quá trình tích luỹ những thay đổi về lượng trong một khoảng giới hạn nhất định, mới dẫn tới sự thay đổi về chất.
Thí dụ : Trạng thái (“chất”) của nước tương ứng với nhiệt độ t0C (“lượng”) của nó. Trong khoảng 00C < t0C < 1000C thì nước vẫn ở trạng thái lỏng (“chất cũ”). Chỉ khi tới giới hạn toC = 1000C và tiếp tục cung cấp nhiệt lượng để duy trì nhiệt độ đó, nước mới chuyển sang trạng thái hơi (“chất mới”). Khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật được gọi là độ.
Độ là một phạm trù triết học, dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Phạm trù Độ cũng nói lên sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong thí dụ trên, khoảng từ 00C đến 1000C là đo tồn tại của nước ở trạng thái lỏng. (Lưu ý : phạm trù độ trong triết học khác với khái niệm độ trong đời sống hằng ngày). Tại điểm giới hạn (trong thí dụ trên là 00C và 1000C). Độ tiếp tục biến đổi tới một giới hạn nhất định để làm thay đổi về chất, sự thay đổi tại điểm tới hạn gọi là Điểm nút.
Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật.
Sự vật phát triển thông qua những độ khác nhau, do đó tạo thành một đường nút của những quan hệ về độ trong quá trình phát triển. Tại điểm nút, sự thay đổi vế chất của sự vật được gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật. Sự chuyển hoá được thực hiện là do sự thay đổi về lượng trước đó của sự vật gây ra.
Bước nhảy có thể là bước nhảy tiến bộ, cũng có thể là bước nhảy thoái bộ, tuỳ theo sự tích luỹ về lượng trước đó trong các trường hợp cụ thể khác nhau.

Các hình thức của bước nhẩy

Bước nhầy đột biến là bước nhảy thực hiện trong thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu sự vật.
VD: lượng uranium 235 đuợc tăng đến giới hạn nhất định sẽ tạo ra vụ nổ nguyên tử.
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ từng bước băng cách tích lũy dân dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
VD: Từ chất của một sinh viên sang chất của một cử nhân phải có quá trình tích lũy kiến thức nâu dài suốt 4 năm.
Căn cứ vào các hình thức của bước nhẩy có bước nhày toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
Bước nhảy toàn bộ là bước nhẩy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt các yếu tố cấu thành sự vật.
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy thay đổi của những mặt những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
*  Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng.
d.     Ý nghĩa phương pháp luận:
-     Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
-     Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
-   Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không thực hiện bước nhảy.
-    Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời.
-     Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện chín muồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét